![]() |
![]() |
#1
|
|||
|
|||
![]() . Một người bán quán lẩu, sử dụng bếp gas để bàn cho khách sử dụng. Do để tiết kiệm chi phí, người chủ quán đã sử dụng bình gas mini không đảm bảo an toàn. Hậu quả là bình gas phát nổ, gây bỏng nặng cho thực khách. Lỗi ở đây là: a. Cố ý trực tiếp. b. Cố ý gián tiếp. c. Vô ý do cẩu thả. d. Không có lỗi. --> người bán quán lẩu phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? cảm ơn mọi người rất nhiều |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#2
|
|||
|
|||
![]() Lỗi cố ý gián tiếp, thấy được hậu quả có thể xảy ra, nhưng vẫn bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#3
|
|||
|
|||
![]() thế ông chủ phải chịu trách nhiệm pháp lí gì hả
hình sự hay hành chính hả cậu |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#4
|
|||
|
|||
![]() Đây gọi là Bồi thường Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Ông chủ quán chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về chăm sóc y tế, và những hậu quả khác liên quan đến việc người bị thiệt hại bị bỏng do bếp gas nồi lẩu bị nổ. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#5
|
|||
|
|||
![]() Đây là lỗi cố ý gián tiếp...thấy được hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình....thấy trước được hậu quả có thể xảy ra.....tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
Trách nhiệm pháp lý trước hết ở đây là trách nhiệm dân sự...bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định trong BLDS Và tùy vào mức độ thương tích....đã qua 11% chưa mà chủ quán có thể phải chịu thêm trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 104 của BLHS |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#6
|
|||
|
|||
![]() Bạn nên xem lại các dấu hiệu pháp lý của Điều 104 BLHS bạn nhé. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#7
|
|||
|
|||
![]() Điều 104 quy định :
"1.Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: " Như vậy trong điều luật này cần có ba dấu hiệu: 1.Lỗi cố ý 2. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 3. Tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau. Không biết ý của bạn là gì ? |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#8
|
|||
|
|||
![]() Bạn học ngành Luật không vậy? Dấu hiệu pháp lý của tội phạm là 4 dấu hiệu: Khách thể của tội phạm, Mặt khách quan, Mặt chủ quan, Chủ thể của tội phạm. Bạn chỉ căn cứ vào mặt lỗi đã xác đinh là người đó phạm tội. Trong thực tế còn nhiều điều cần làm rõ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một con người bạn ạ. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#9
|
|||
|
|||
![]() 4 yếu tố cấu thành TP thì ai học luật mà chả biết....như vậy thì cần phải xác định thêm cả trách nhiệm Hình sự trong trường hợp này, nếu nó thỏa mãn.
CHứ không phải chỉ có mình trách nhiệm dân sự trong Trường hơp này. Mà trong bài, mình chỉ nói dấu hiêu của điều luật này, chứ có nói tới các yếu tố cấu thành của tội phạm đâu mà bạn bắt mình nêu cả 4 yếu tố cấu thành tội phạm ra vậy. |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
#10
|
|||
|
|||
![]() uhm, vậy mình chỉ tranh luận với bạn liên quan đến việc xác định trong trường hợp này có dấu hiệu của tội phạm hay không thôi? - Bạn nghĩ xem người chủ quán đó có động cơ, mục đích mong muốn là gây thương tích cho khách hàng không. mục đích của ông này là vụ lợi). - Hành vi của ông chủ là hành động hay không hành động, ông này không làm gì để làm cho bình gas nổ nhằm gây thương tích cho khách hàng cả.... Theo như kinh nghiệm và hiểu biết của mình, nếu hậu quả thiệt hại lớn, khách hàng bị thương tích nặng, thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 BLHS) |
![]() |
![]() |
CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI |
![]() |
Công cụ bài viết | |
Kiểu hiển thị | |
|
|
Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:15 PM |