Xem bài viết riêng lẻ

  #3  
Cũ 28-07-2012, 08:54 AM
safashion safashion đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 315
Mặc định

Chào bạn. Thứ nhất lúc đầu bạn đã lập một topic với nội dung tương tự nhưng tiêu đề bài viết trước đó không đúng nội quy. Hôm nay bạn không thắc mắc tại topic đó mà lại lập một topic nữa có cùng một nội dung cho nên bạn lại vi phạm nội quy diễn đàn lần thứ hai. Căn cứ vào nội quy diễn đàn pháp luật Việt Nam mình cảnh cáo bạn. Và xóa bỏ topic cũ, chuyển bài trả lời của topic cũ sang topic mới. Mong bạn không tái phạm lần nữa.
----------------------------------------------
Về câu hỏi của bạn xin được hồi đáp như sau:

Cha mẹ bạn mất không để lại di chúc cho nên di sản là căn nhà sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại Điều 675 Bộ luật dân sự năm 2005.

Điều 676 cũng quy định hàng thừa kế thứ nhất chia theo pháp luật gồm:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau"


Như vậy, mặc dù bạn có công nuôi dưỡng chăm sóc ba mẹ nhưng việc chăm sóc nuôi dưỡng đó không là điều kiện loại trừ quyền thừa kế của những người thừa kế còn lại.

Tuy nhiên pháp luật về thừa kế cũng ghi nhận những chi phí hợp lý được ưu tiên thanh toán trước khi tài sản thừa kế được chia, bao gồm:
"Điều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại;
6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
7. Tiền phạt;
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;
10. Các chi phí khác."


Việc các bên thỏa thuận thành văn bản, ưu tiên cho bạn mua căn nhà đó là không vi phạm pháp luật. Nếu bạn không bằng lòng với những thỏa thuận đó, cảm thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm hay chưa hợp lý thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Quyết định cuối cùng thuộc về Tòa án.
Trả lời với trích dẫn