Chủ đề: Phản tố
Xem bài viết riêng lẻ

  #7  
Cũ 30-07-2012, 04:56 PM
photodecor photodecor đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 331
Mặc định

Xin cảm on bạn Tranvothienthu, sự việc đúng sai đang có chiều hướng rõ dần.
Xin trả lời bạn là cha của A đang còn sống, Căn nhà đang tranh chấp nên thuộc QSH của ai chưa biết, nhưng chắc chắn không phải của A, đã biết căn nhà không phải của mình, không được ai chính thức cho phép mà sửa chữa nhà để hưởng lợi ích cho mình là việc làm không hợp pháp, nên phát sinh nghĩa vụ do " chiềm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật", ở đây còn có yếu tố không ngay tình, với tình huống nầy A là người chỉ có nghĩa vụ mà thôi ( nghĩa vụ hoàn trả, bồi thường thiệt hại,...cho người chủ sở hữu, người chiềm hữu hợp pháp. Tất nhiên nhà thì phải có chủ- nhà đng tranh chấp không phải là nhà vô chủ).

Bạn đặt vấn đề Chủ thể bị A xâm phạm là ai ? Chính vì điểm này nên A không thể tự mình đề ra các yêu cầu độc lập mà yêu cầu của A phụ thuộc vào yêu cầu phản tố của bị đơn, nếu Tòa chấp nhận phản tố của bị đơn thì A có thể sẽ được lợi, còn nếu không thì A phải có nghĩa vụ hoàn trả, bồi thường,...cho ai là do kết quả của bản án. Cần lưu ý ở đây là Bị đơn đã rút lui yêu cầu phản tố của mình trước ngày 01/01/2005 ngày BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện 2 năm, A biết điều đó mà đã không có phản ứng nào từ 01/01/2005 đến 01/01/2007 . Vậy vấn đề đặt ra là sau khi Bị đơn rút yêu cầu phản tố thì vị trí tố tụng của A nằm ở đâu? Còn được Tòa xem xét nữa không? A đã không thể đề ra yêu cầu độc lập khi bị đơn phản tố thì nay bị đơn rút lui phản tố thì A yêu cầu độc lập có được không, dựa vào đâu?

Mỗi khi A có yêu cầu độc lập thì phải làm thủ tục khởi kiện theo điều 178 BLTTDS, Tòa sẽ xem xét có đủ điều kiện khởi kiện hay không mới thụ lý, nhất là xem xét quyền và lợi ích của A yêu cầu có hợp pháp không? còn thời hiệu không? ... Nếu không thì Tòa trả lại đơn tại Điều 168 BLTTDS.

Đúng như bạn xét đoán là bà nội của A có nhiều người con, họ cũng đã tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đứng về phía phản tố của bị đơn, Tòa đã tống đạt giấy thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phản tố có nội dung nếu bị đơn không nộp tiền thì Tòa không xem xét yêu cầu của bị đơn VÀ CÁC NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN. Sau khi bị đơn rút phản tố các người con của bà nội bà A không có phản ứng nào, vậy xin hỏi hiện nay Tòa có quyền đưa những người này tham gia tố tụng với tư cách người có liên quan nữa không? họ liên quan đến việc gì?

Vấn đề bạn đặt ra tại sao bà nội của A có nhiều con mà bị đơn lại có giấy QSH nhà là tài sản riêng của
mình để chuyễn QSH cho nguyên đơn? Là vì căn nhà này do bị đơn bỏ tiền ra mua đất xin giấy phép xây dựng do Đô thành Saigon cấp và tự xây dựng nhà cho vợ con ở, đúng như lý lịch nhà đất do Phòng quản lý đô thị Q6 cung cấp cho Tòa. Việc phản tố của bị đơn "nhà của bà nội" chỉ là bịa đặt đối phó để kéo dài vụ kiện, chính vì thế mà không cung cấp được cho Tòa chứng cứ phản tố và không nộp tiền tạm ứng án phí phản tố mà không ai có phản ứng nào, nếu là nhà chung của họ thì đâu có ai làm thinh như vậy?

Tại sao bị đơn lại cho tặng nhà cho nguyên đơn, là vì trước đó nguyên đơn giúp đở cho bị đơn một số vàng để hồi hương lập nghiệp mua đất vườn trong thời kỳ bao cấp, tương đương với giá trị căn nhà vào thời điểm tặng cho nhà, việc này cũng đã được ghi nhận tại Tòa.

Sau khi biết bà A sửa nhà, nguyên đơn đã khiếu nại nhiều nơi, UBND Phường có đưa bà A và nguyên đơn vào hòa giải nhưng không thành, chính vì vậy sau đó nguyên đơn mới khởi kiện ra Tòa để tranh chấp nhà, sở dĩ có chậm là vì cả nể tình bà con.

Vì những lý do trình bày ở trên, hiện nay nguyên đơn không quan ngại lằm vấn đề tòa xử ai thắng ai thua, mà chỉ quan tâm tới vấn đề Tòa kéo dài vụ kiện không chịu đưa ra xét xử và việc bà A đã không có yêu cầu thanh toán tiền sửa chữa nhà trước và sau khi bị đơn có yêu cầu phản tố và sau khi rút lui yêu cầu phản tố, các anh em của bị đơn cũng không có phản ứng nào mà tòa vẫn chưa đưa ra xét xử mà lại yêu cầu bà A có lời khai về việc có yêu cầu bồi thường tiền sửa chữa nhà nữa hay không? Chính vì thế nguyên đơn quan ngại nếu bà A có lời khai theo yêu cầu của Tòa thì có đúng quy trình pháp luật tố tụng không ? Thật ra nếu bà A đang ở Việt nam thì chẳng có việc gì, hiện nay bà A đang định cư nước ngoài mà ai đó muốn lợi dụng việc này để bày ra khó khăn, cố tình kéo bà A vào vụ kiện để gây phức tạp, kéo dài vụ kiện do thủ tục ủy thác tư pháp đối với bà A, nên cần phải ngăn chặn ý đồ này.

Rất cảm ơn diễn đàn.
Trân trọng.
Trả lời với trích dẫn