Xem bài viết riêng lẻ

  #6  
Cũ 30-07-2012, 04:36 PM
kim-ef kim-ef đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 279
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Xin trao đổi với bạn Vuinguyen một số nội dung sau:
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng dân sự nhằm mục đích chính là bảo vệ quyền và lợi ích cho “đương sự” mà mình cần bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ của người này được quy định tại Điều 64 BLTTDS.
- Người đại diện theo ủy quyền của đương sự, tham gia tố tụng dân sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Như vậy, người đại diện theo ủy quyền của đương sự tham gia tố tụng cũng nhằm mục đích chính là nhân danh và thay mặt người được đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của chính người được đại diện. tất nhiên, là thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự trong phạm vi ủy quyền.
Tóm lại, mục tiêu chính của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và của Người đại diện theo uỷ quyền của đương sự là giống nhau.

1. Trường hợp nếu trong cùng một vụ án:
- A là người đại diện theo ủy quyền của đương sự X (X là nguyên đơn)
- B là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Y (Y là bị đơn)
Thì A không thể đồng thời là B được. bởi lẽ nếu A đồng thời là B thì sẽ không được Tòa án chấp nhận (Khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng dân sự)
2. Trường hợp nếu trong cùng một vụ án:
- A là Người đại diện theo ủy quyền của X.
- B là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự X
Nếu A là B thì theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định nào cấm A là B trong cùng một vụ án chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích cho X
A với tư cách là Người đại diện theo ủy quyền của X, sẽ nhân danh, thay mặt X thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự (trong phạm vi ủy quyền). như vậy, A sẽ nhân danh, thay mặt X thực hiện quyền và nghĩa vụ của X được quy định tại Điều 58 và tương ứng là quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn (tùy X là NĐ hoặc bị đơn) và tất nhiên là sẽ trong phạm vi ủy quyền. Tóm lại, mục tiêu của A lúc này là phải làm sao đem hết khả năng của mình để bảo vệ được quyền và lợi ích của X
Còn B với tư cách là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của X chỉ có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 64 BLTTDS. Các quyền và nghĩa vụ này của B, A cũng thực hiện được khi tham gia tố tụng với tư cách là Người đại diện theo ủy quyền của X và thậm chí còn thực hiện được các quyền khác của đương sự được quy định tại Điều 58 BLTTDS và tương ứng thêm là các Điều 59 hoặc 60 BLTTDS.
Tóm lại, với kiến thức và trí tuệ của mình thì A chỉ cần tham gia tố tụng với 1 tư cách (hoặc là Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là Người đại diện theo ủy quyền) thì đã đủ để đem hết khả năng của mình bảo vệ quyền và lợi ích của X.
Nếu một người vừa là A, vừa là B trong tố tụng dân sự (trong trường hợp như đã nói trên) thì sẽ là thừa và không cần thiết. mặc dù tố tụng dân sự không có quy định nào cấm nhưng ở góc độ thực tiễn cái gì thừa thì sẽ không cần thiết và sẽ không bao giờ được Tòa án chấp nhận.
Trân trọng!
Trả lời với trích dẫn