Xem bài viết riêng lẻ

  #2  
Cũ 30-07-2012, 04:23 PM
longdatautovol longdatautovol đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 299
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

1. “các tài liệu đọc được” theo quy định tại khoản 1 Điều 82 của Bộ luật tố tụng dân sự được xác định là nguồn chứng cứ. Bộ luật tố tụng dân sự không có quy định “các tài liệu đọc được” là các tài liệu như thế nào? Ví dụ như có thể có tài liệu chỉ đọc được một phần, có tài liệu chỉ còn đọc được một vài câu hoặc một vài chữ...Theo tôi thì “các tài liệu đọc được” chỉ cần còn đọc được thì được coi là nguồn của chứng cứ theo như quy định của khoản 1 Điều 82 BLTTDS.
Khoản 1 Điều 83 BLTTDS quy định: “Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.”
Như vậy: các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ khi thoả mãn một trong các trường hợp sau:
- Là bản chính
- Bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp
- Do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận
Bạn cho rằng những tài liệu rách nát không còn đọc được đầy đủ nội dung ghi trên đó thì không được coi là chứng cứ. Lý do bạn đưa ra là vì những tài liệu này cũng không được phép công chứng chứng thực (nghị đinh 75/2000 NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2000 về công chứng, chứng thực Điều 55 khoản 2 điểm b).
Theo tôi lý do bạn đưa ra là không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 83 BLTTDS.
Trường hợp tài liệu rách nát (bản chính) không còn đọc được đầy đủ nội dung ghi trên đó và cũng không được phép công chứng chứng thực và tài liệu này là tài liệu gốc, tuy nhiên tài liệu này lại đọc được một nội dung nào đó ví dụ như thể hiện được ngày tháng ban hành văn bản đó hoặc thể hiện được Chủ thể đã ban hành văn bản đó hoặc thể hiện được mối liên hệ với các văn bản khác có liên quan...
Nói tóm lại tài liệu rách nát đó nếu vẫn có một giá trị chứng minh nhất định (có thể khai thác được về giá trị lịch sử thời điểm phát hành văn bản đó, Cơ quan tổ chức đã ban hành, mục đích ký kết, ban hành...) thì những thông tin có thể khai thác được từ bản chính tài liệu rách nát đó vẫn được coi là nguồn của chứng cứ được quy định tại khoản 1 Điều 82 của BLTTDS và có thể được xác định là chứng cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 83 của BLTTDS; đương nhiên nó có được coi là chứng cứ hay không thì phải thỏa mãn Điều 81 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Nếu một tài liệu rách nát không còn đọc được nội dung gì cả, trường hợp những thông tin đã được ghi trên tài liệu rách nát này không thể xác định được bằng mắt thường thì có thể có trường hợp khi giám định hoặc bằng các phương tiện khoa học kỹ thuận người ta có thể khai thác được một số thông tin nhất định. Tùy trường hợp nó sẽ có ý nghĩa, giá trị chứng minh nào đó.
Nói chung là việc xác định chứng cứ và đánh giá chứng cứ là việc của các cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 96 BLTTDS), các đương sự có quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh (Điều 6 BLTTDS).
Bạn có quyền bác bỏ những gì mà bạn cho là không phải chứng cứ mà các đương sự khác cung cấp và có nghĩa vụ đưa ra những căn cứ để chứng minh cho nhận định của mình. Nếu bạn không đưa ra được những căn cứ để chứng minh thì Tòa án sẽ bác bỏ ý kiến đó của bạn.

2. Vấn đề thứ hai bạn hỏi thì đương sự đó có thể sẽ bị Tòa án xử lý như theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật tố tụng dân sự.
Trích điều 385 BLTTDS:
“Điều 385. Biện pháp xử lý người có hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của người tiến hành tố tụng
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà có thể bị Toà án quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tạm giữ hành chính hoặc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Làm giả, huỷ hoại những chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án của Toà án;
b) Khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật;
c) Từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu;
d) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối;
đ) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;
e) Lừa dối, đe doạ, mua chuộc, sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa khi dịch;
g) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tiến hành tố tụng; đe doạ, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác cản trở người tiến hành tố tụng thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ do Bộ luật này quy định;
h) Các hành vi vi phạm khác mà pháp luật có quy định.
2. Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Toà án tạm giữ hành chính người có hành vi vi phạm.”


Các đương sự có quyền khai nhận các nội dung trong bản tự khai của mình hoặc trong biên bản lấy lời khai để chứng minh cho yêu cầu của mình. Trên thực tế thì những lời khai của các đương sự không phải lúc nào cũng được coi là chứng cứ và được Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không.
Như tôi đã nói ở trên, các đương sự có quyền cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của mình.
Để giải quyết vụ án đúng pháp luật, Tòa án phải đánh giá chứng cứ khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.

Xin trao đổi với bạn một số ý kiến của tôi.
Chúc bạn thành công!
Trả lời với trích dẫn