Xem bài viết riêng lẻ

  #2  
Cũ 30-07-2012, 01:49 PM
cuahangso5 cuahangso5 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 269
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chào bạn,

Mẫu C66a là mẫu người sử dụng lao động nộp cho BHXH để thông báo số lao động hưởng trợ cấp, BHXH căn cứ vào danh sách đó để tính chi phí trợ cấp cho người lao động. Khi có kết quả, BHXH sẽ trả lại cho bạn mẫu C66b để bạn căn cứ vào đó mà chi trả cho người lao động. Đôi khi số thực lĩnh người lao động nhận khác với số chi phí thể hiện trên biểu mẫu bởi vì dù người sử dụng lao động tính theo công thức nhưng BHXH cũng phải tính lại và xét duyệt trên số tiền BHXH mà người sử dụng lao động đóng hàng tháng.

Về thắc mắc bạn hỏi, từ năm 2009 thì mỗi tổ chức được giữ lại 2% tiền lương, tiền công đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động. Quy định này hơi rắc rối ở chỗ là:

- Nếu số tiền trợ cấp cho người lao động cao hơn 2% này thì người sử dụng lao động phải làm công văn đề nghị BHXH tạm ứng trước. Mẫu Đề nghị tạm ứng phía dưới). Sau đó chờ BHXH duyệt số tạm ứng này thì BHXH mới chuyển tiền cho người sử dụng lao động. Và từ đây người lao động mới được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp.

+ Sau cuối mỗi quý/tháng, BHXH và người sử dụng lao động sẽ quyết toán với nhau.

Mục đích của việc cho phép các tổ chức giữ lại 2% là để nhanh chóng giúp người lao động, hỗ trợ họ khi ốm đau. Mục đích này chỉ có lợi cho các tổ chức có đông người lao động. Còn ở những tổ chức ít người như văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài, việc giữ lại 2% này sẽ phát sinh thêm chi phí đi lại, lập sổ theo dõi mỗi tháng vì dù cho trong tháng số 2% này không dùng hết thì người sử dụng lao động vẫn phải nộp lại hết cho BHXH, nếu nộp chậm sẽ còn bị tính lãi suất vì "tội" nộp chậm.

Cơ sở pháp định:

- 1438/2007-BHXH-HD
- CV 215-BHXH
- QĐ 815/2007-BHXH
Trả lời với trích dẫn