Xem bài viết riêng lẻ

  #6  
Cũ 28-07-2012, 09:13 AM
spn spn đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 298
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Chắc bạn Biểnđêm.vh không phải là dân Luật rồi.
Thứ nhất, theo bạn thì bà G không phải là vợ hợp pháp của ông A và do đó bà G không được hưởng thừa kế của ông A là không đúng. Một lần nữa tôi xin nhác lại là trước ngày 03/01/1960 ở miền Bác và ngày 25/3/1977 ở miền Nam thì nếu một người đàn ông có nhiều vợ thì tất cả các bà vợ đó đều là vợ hợp pháp. Đề nghị bạn đọc lại Luật Hôn nhân và gia định năm 1959; Nghi quyết 76/CP ngày 25/03/1977 của Hội đồng Chính phủ Ban hành công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước và Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thứ hai, vì đề bài không nói rõ, là chị K và anh Q đã thành niên chưa và nếu đã thành niên rồi thì có mất khả năng lao động không, nếu chị K hay anh Q chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng thừa kế ông phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc bạn cho rằng, nếu chị K và anh Q nếu đã thành niên thì không được hưởng thừa kế của ông A là không đúng. Đề nghị bạn đọc kỹ lại Điều 676, Bộ luật Dân sự 2005.
Thứ ba, bạn cho rằng xác định thời điểm mở thừa kế của chị C là không cần thiết. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì nếu chị C có tài sản thì khi chị C chết đi dù chị C có để lại di chúc hay không thì ông A vẫn được hưởng thừa kế của chị C và do đó sẽ ảnh hưởng đến di sản thừa kế của ông A khi ông mất. Mặt khác, việc bạn cho là: chị C chết do sinh con không đẻ lại di chúc nên chia đôi cho 2 con của C . Một lần nữa tôi lại phải nhắc lại bạn là bạn hãy đọc kỹ Điều 676, Bộ luật Dân sự 2005.
Trả lời với trích dẫn