Xem bài viết riêng lẻ

  #3  
Cũ 26-07-2012, 05:02 PM
bsff20 bsff20 đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 305
Mặc định

Theo tôi nghĩ trường hợp bạn nêu ra cũng còn rất chung chung. Về nguyên tắc thì trách nhiệm chứng minh thuộc về đương sự theo như quy định tại Điều 6 của Bộ luật tố tụng dân sự. Bạn hỏi là Toà án sẽ giải quyết như thế nào nên tôi có thể đưa ra một số ý kiến như sau:
Trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án Toà án sẽ xem xét các chứng cứ mà cả A và B xuất trình để chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp, có căn cứ.
Đối với B: Nếu B cho rằng số cổ phiếu đó là tài sản chung của vợ chồng thì B phải cung cấp được các chứng cứ để chứng minh tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ như B có thể lập luận trước Toà là việc B không đồng ý để A dùng tài sản chung của vợ chồng để đầu tư cổ phiếu vào thời điểm năm 2005 là do hoàn cảnh khó khăn của vợ chồng, vì lo lắng cho tương lai của gia đình, con cái...và việc A vay tiền của chị gái 200.000.000 đ để mua cổ phiếu B có biết, cả A cũng biết B có biết việc đó; B cũng không có ý kiến gì phản đối vì lúc đó A cũng đã vay để mua rồi. B cũng phải chứng minh được là lợi nhuận thu được từ việc A đầu tư chứng khoán cũng được dùng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt chung của cả gia đình. B có thể đưa ra chứng cứ để chứng minh tài sản đó không phải là tài sản riêng của vợ, chồng như quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình. B có thể viện dẫn quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng các lập luận như nêu trên để chứng minh cho yêu cầu của mình (Điều 32 quy định: “ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân”) Lưu ý: Bạn có thể xem thêm các quy định tại Điều 29, Điều 30 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Nói tóm lại là B phải đưa ra được chứng cứ để chứng minh đó là tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp nếu B chứng minh được và những chứng cứ mà B xuất trình là hợp pháp và có căn cứ thì Toà án sẽ chấp nhận yêu cầu của B.
Đối với A: trường hợp nếu A chứng minh được số cổ phiếu đó được mua bằng tiền riêng của A và khi A vay tiền của chị gái, B không hề hay biết và A cũng không cho B biết, cũng không nhập khối tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng. Trong quá trình kinh doanh mua bán cổ phiếu cũng như hưởng lợi tức A đều thực hiện một mình, và lợi tức phát sinh từ số cổ phiếu đó A không hề dùng để phục vụ sinh hoạt chung của gia đình mà dùng để đầu tư kinh doanh riêng. A phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh cho lập luận của mình là có căn cứ. Nếu A chứng minh được số cổ phiếu đó là tài sản riêng của mình theo quy định tại Điều 32 của Luật hôn nhân và gia đình thì Toà án sẽ công nhận đó là tài sản riêng của A.
Tuy nhiên, trường hợp bạn nêu ra chỉ là một tình huống chung chung nên khó có thể đưa ra câu trả lời cụ thể. Trên thực tế, khi Toà án giải quyết những vụ án về chia tài sản của vợ chồng thì các đương sự phải tự chứng minh bằng các chứng cứ cụ thể. Nếu các đương sự không chứng minh được tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì Toà án sẽ căn cứ vào khoản 3 Điều 27 của Luật hôn nhân và gia đình để quyết định tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng. (khoản 3 Điều 27 LHN&GĐ quy định: “trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản riêng”).
Chúc bạn thành công.
Trả lời với trích dẫn