Tôi hiểu heartshort_47 đang thắc mắc về chị B có phạm tội lừa đảo hay không?
1/ Nhưng đầu tiên tôi xin khẳng định chắc chắn với bạn rằng không có yếu tố hình sự trong vụ án này. Vì như bạn phân tích thì tội lừa đảo phải có dấu hiệu "gian dối" trước khi chiếm đoạt tài sản và mục đích là chiếm đoạt tài sản.
Về yếu tố "gian dối" thì ở đây cháu C được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân giữa chị B với anh A. Như vậy, trước tiên phải xác định cháu C là con của anh A. Lúc này, chị B đã có quan hệ ngoại tình và có cháu C nhưng anh A không mảy may nghi ngờ gì. Đến 12 năm sau anh A mới phát hiện là cháu C không phải là con mình. Như vậy, việc "lừa dối" của chị B không đồng nghĩa với "gian dối" của Điều 139 BLHS. Chị B có thể không nói ra sự thật chứ không hề cố tình đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật.
www.phamnghiem.com.vn
2/ Đây chỉ là yếu tố dân sự mà thôi. Nếu anh A khởi kiện ra tòa yêu cầu xác định cháu C không phải là con mình và chứng minh được thì bản án ly hôn trước đó được xem là có tình tiết mới làm thay đổi bản chất vấn đề cấp dưỡng nên anh A kiến nghị để tái thẩm vụ án này để yêu cầu người có thẩm quyền xem xét lại bản án. Lúc này, anh A mới có quyền yêu cầu xem xét khoản tiền cấp dưỡng " nhầm lẫn đối tượng" mà thôi.
Nếu anh A không thực hiện các bước về tố tụng trên thì bản án ly hôn vẫn có hiệu lực và anh A tiếp tục thi hành án dân sự khoản tiền cấp dưỡng.
Đây là trường hợp "quạ nuôi tu hú"
3/ Thông thường, trong bản án ly hôn HĐXX sẽ xem xét vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng để đưa ra số tiền cụ thể và phương thức cấp dưỡng cụ thể (hàng tháng hay 1 lần đến khi đủ 18 tuổi).
Nếu sau này, số tiền cấp dưỡng quá ít do trượt giá thì có quyền yêu cầu Tòa án xem xét lại số tiền cấp dưỡng đó.