Ơ rê ka,
Nơi nộp:
Trường hợp anh chị thuận tình ly hôn thì anh, chị có quyền thỏa thuận, lựa chọn nộp đơn kiện tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết: TAND quận (huyện) nơi cả anh, chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu anh, chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú ở 2 nơi khác nhau thì anh, chị sẽ thỏa thuận nộp đơn kiện tại TAND cấp huyện nơi của anh hoặc chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú ( Điều 33, điểm h khoản 2 Điều 35 BLTTDS)
Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên - theo ý riêng của chị, thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là:
TAND cấp huyện nơi cả anh, chị có hộ khẩu thường trú, tạm trú; nếu anh, chị có hộ khẩu thường trú ở 2 nơi khác nhau thì đơn kiện sẽ nộp tại TAND quận (huyện) nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (điểm a khoản 1 điều 35 BLTTDS giải quyết ), hoặc nếu thỏa thuận được thì đơn kiện của ông/bà có thể nộp tại TAND quận (huyện) nơi nguyên đơn có hộ khẩu thường trú, tạm trú (Điều 33, điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS)
Tóm lại, chị có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi chị cư trú; và trong đơn cần trình bày hiện trạng của chồng chị đang bị giam ở đâu theo bản án nào (kèm bản án).
Thời hạn giải quyết:
Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự , cụ thể là Điều 171, điểm a,b khoản 1 Điều 179 BLTTDS thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, nếu vụ án phức tạp thì có thể gia hạn thêm 2 tháng (tức 6 tháng)
Hồ sơ nộp : Theo Điều 164,165 BLTTDS thì các giấy tờ cần thiết để giải quyết về ly hôn có thể có như sau: Đơn xin ly hôn ; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy khai sinh của con; Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/chung của anh, chị (nếu có); Giấy tờ nhân thân của anh, chị như giấy chứng minh nhân dân (hộ chiếu) , hộ khẩu thường trú.
Diễn biến tố tụng: Sau khi chị nộp dơn, Tòa sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí; chị tiến hành nộp tạm ứng và nộp lại biên lai cho Tòa; lúc đó Tòa sẽ thụ lý vụ việc và tiến hành giải quyết theo thủ tục luật định. Tuy nhiên, do chồng chị bị tạm giam nên nên sẽ không thể hiện ý kiến trực tiếp tại tòa mà thông qua việc ghi nhận của cán bộ Tòa tại nơi giam giữ.
Riêng vấn đề về việc nuôi con sau khi ly hôn, thì căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 “Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn”.
Thì rõ ràng chị sẽ có quyền; hơn nữa quyền này càng được củng cố khi chính cha cháu đang bị tù giam – không có điều kiện chăm sóc, nuôi cháu; gia đình chồng chị không có quyền can thiệp bởi việc ly hôn, gải quyết vấn đề tài sản, con cái là giữa chị và chồng chị mà thôi.
|