Xem bài viết riêng lẻ

  #1  
Cũ 26-07-2012, 01:00 PM
truongthanhthuduc truongthanhthuduc đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 328
Mặc định Trách nhiệm thanh toán khi chấm dứt hợp đồng lao động

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Trách nhiệm thanh toán khi chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi: Khi hợp đồng lao động (HĐLĐ) hết hạn, tôi đã gửi công ty đơn đề nghị không tiếp tục giao kết hợp đồng mới. Đến nay, tôi đã nghỉ việc được 01 năm, nhưng công ty chưa trả sổ BHXH, sổ lao động và trợ cấp thôi việc cho tôi, với lý do còn một số công nợ chưa giải quyết xong.
Đề nghị Quý báo tư vấn, luật lao động có quy định thế nào về thời hạn và trách nhiệm thanh lý HĐLĐ; lý do mà công ty đưa ra để trì hoãn việc thanh toán cho tôi có đúng luật không. (Nguyễn Xuân, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Trả lời:
1. Bộ luật lao động năm 1994 (BLLĐ) quy định: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (Điều 43).

Trong đó, “trường hợp đặc biệt” theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP (ngày 09/05/2003, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ), gồm: 1. Trả trợ cấp thôi việc đối với NLĐ đã làm việc nhiều đơn vị thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc; 2. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc một trong hai bên gặp thiên tai, hoả hoạn mà phải thanh toán các khoản trợ cấp thôi việc, bồi thường và khoản nợ khác (Điều 15).
Như vậy, trừ những trường hợp đặc biệt (nêu trên), việc thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, như trợ cấp thôi việc, bồi thường và khoản nợ khác, phải được các bên thực hiện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.
Nghị định 47/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 06/05/2010, quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, thì người sử dụng lao đông (NSDLĐ) vi phạm có thể chịu chế tài:
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không trả hoặc trả không đầy đủ tiền trợ cấp thôi việc cộng với phụ cấp lương cho người lao động (NLĐ) làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt HĐLĐ (khoản 3 Điều 8);
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không trả lại sổ lao động cho NLĐ trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt HĐLĐ (điểm c khoản 1 Điều 17).

2. BLLĐ quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của NLĐ, như sau:
- NLĐ làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của doanh nghiệp thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật về thiệt hại đã gây ra. Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất, thì phải bồi thường nhiều nhất 03 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương (Điều 89).
- NLĐ làm mất dụng cụ, thiết bị, làm mất các tài sản khác do doanh nghiệp giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì tuỳ trường hợp phải bồi thường thiệt hại một phần hay toàn bộ theo thời giá thị trường; trong trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trong trường hợp bất khả kháng thì không phải bồi thường (Điều 90).
Tuy nhiên chúng tôi lưu ý, căn cứ vào quy định về thời hiệu tại Điều 86, Điều 91 BLLĐ, thì NSDLĐ có tối đa là 03 tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 06 tháng để xử lý vi phạm kỷ luật lao động, hoặc/và yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại. Trong thư anh chưa nêu rõ, việc chưa giải quyết xong công nợ có lỗi của anh (là NLĐ) hay không, nhưng đã quá thời hiệu do pháp luật quy định thì công ty cũng không thể yêu cầu NLĐ bồi thường thiệt hại (với giả thiết NLĐ có lỗi và gây thiệt hại cho NSDLĐ).
LS Nguyễn Văn Sinh
Trả lời với trích dẫn