26-07-2012, 11:59 AM
|
Senior Member
|
|
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 299
|
|
Tôi là một thuyền viên hàng hải làm việc dưới tàu biển chở hàng trọng tải lớn thuộc các đơn vị Vận tải biển. Đặc thù nghề nghiệp hàng hải chúng tôi thường ký hợp đồng lao động dưới tàu biển thời hạn là 10 tháng và cộng trừ 2 tháng. Thời gian chi trả lương hàng tháng vào ngày 20 - 25 của tháng sau. ( Tức là từ ngày 20 đến ngày 25 của tháng sau sẽ chi trả lương của tháng trước ). Nhưng thực tế khi chúng tôi xuống tàu làm việc, người sử dụng lao động không chịu trả lương đúng thời hạn hợp đồng đã ký mà chậm tiếp thêm 1 tháng, thậm chí chậm tiếp thêm 2 tháng nữa. Trường hợp này tôi có được:
1. Thông báo trước 4 ngày làm việc cho người sử dụng lao động để hủy hợp đồng trước thời hạn. Nếu:
1.a. Nếu sau 4 ngày người sử dụng lao động không trả lương, người lao động tự ý hủy hợp đồng không lao động, gây thiệt hại số tiền rất lớn cho người sử dụng lao động do đình trệ sản xuất, thậm chí gây đâm va đắm tàu. Trường hợp này theo luật , người lao động có sai không? có phải bồi thường thiệt hai không? có bị trách nhiệm hình sự cũng như dân sự không? Trong trường hợp này người lao động đang ở cảng nước ngoài, vậy người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đưa người lao động về nước và chịu mọi phí tổn đó không? Người sử dụng lao động bỏ mặc bơ vơ người lao động ở nước ngoài có đúng không?
1.b. Nếu trong 4 ngày báo trước đó, người sử dụng lao động đã trả lương nhưng không bồi thường do chậm lương quá 15 ngày và những tháng sau lại tiếp tục tái diễn chậm lương dài dài trên 15 ngày. Vậy người lao động có quyền hủy hợp đồng lao động không?
2. Do đặc thù nghề đi biển, dưới tàu biển không có công đoàn, người lao động tổ chức đình công do chủ tàu( người sử dụng lao động ) 3 tháng liên tục chậm trả lương trên 1 tháng. Việc điình công có sai luật không? thiệt hại do đình trệ sản xuất ai chịu?
3. Do 6 tháng liền chủ tàu không trả lương cho thuyền viên (người lao động). Thuyền viên tự ý bỏ tàu về nhà không làm nữa và trước khi về bán các tài sản trên tàu của chủ tàu vừa đủ bằng số tiền lương của chủ tàu nợ nhằm thu hồi lương của mình. Việc làm này của thuyền viên có phạm luật không? Sự việc này ra tòa thuyền viên có chịu trách nhiệm hình sự không? Trường hợp này lỗi phá hợp đồng lao động do chủ tàu hay thuyền viên?
4. Do chủ tàu nợ lương trong nhiều tháng liền, sau khi thuyền viên gửi kiến nghị nhiều về chủ tàu. Nhưng chủ tàu vẫn không trả lương. Tàu đang ở cảng nước ngoài, thuyền viên nhờ hiệp hội ILO và ITF thế giới can thiệp để đòi lương và hủy hợp đồng lao động trước thời hạn. Theo luật Việt nam có phạm luật không, lỗi do thuyền viên hay chủ tàu?
Xin cám ơn các bác đã giúp đỡ trả lời
|