Trong các bệnh ngoài da khó chữa đầu tiên phải kể đến
bệnh vảy nến. Nguyên nhân gây bệnh chưa thực sự rõ ràng, cơ chế bệnh sinh phức tạp. Vì thế việc điều trị vảy nến gặp rất nhiều khó khăn. Trong dân gian có rất nhiều
cách chữa vẩy nến bằng các bài thuốc dân gian được chiết xuất từ những loại cây, lá rất dễ kiếm trong tự nhiên. Ban biên tập xin chia sẻ 3 cách chữa bệnh vẩy nến hiệu quả:
1. Chữa vẩy nến bằng lô hội
Nhiều người đã biết đến tác dụng của lá cây lô hội đối với việc làm đẹp da, làm sạch mụn trứng cá. Nhưng bạn có biết rằng cây lô hội cũng có công dụng
chữa bệnh vẩy nến hiệu quả không? Cây lô hội rất dễ trồng trong vườn nhà, hoặc có thể mua tại chợ, siêu thị. Trong lá cây lô hội có chứa rất nhiều gel, trơn, có tác dụng rất tuyệt với đối với da, đặc biệt là làn da bị vẩy nến. Bệnh nhân bị vẩy nến có thể dùng gel lá lô hội để đắp, xoa lên vùng da bệnh, tránh để lớp vỏ lá tiếp xúc vì có thể gây ngứa, chỉ nên dùng phần gel trong lá.
2. Chữa vẩy nến hiệu quả bằng dấm táo
Hãy luôn chuẩn bị sẵn trong nhà bạn 1 lọ dấm táo. Ngoài tác dụng đối với sức khỏe khác, dấm táo còn có công dụng bất ngờ trong việc giúp giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Do đó, bạn có thể ngâm các ngón tay và chân vào dấm táo hoặc tẩm bông với dung dịch dấm táo rồi thoa lên vùng da bị bệnh. Bạn có thể chuẩn bị dung dịch với công thức sau: 1 chén dấm táo với khoảng 3,8 lít nước, dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch và thoa đều lên da. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho các mảng da bị bệnh trở nên mềm mại, bớt ngứa ngáy và nhanh khỏi bệnh hơn.
3. Dưỡng ẩm da vẩy nến bằng dầu dừa, dầu ô liu
Đây cũng là một phương pháp rất đơn giản để tăng dưỡng ẩm cho làn da. Ăn quả ô liu tươi hoặc thoa dầu ô liu lên da là một cách tuyệt vời để giảm bớt những khó chịu do khô da của bệnh vẩy nến. Cùng với dầu dừa, dầu ô liu cũng được biết đến như một chất dưỡng ẩm tự nhiên làm mềm mịn và dịu nhẹ với da. Quả ô liu và tinh chất dầu của nó giúp trị gàu, eczema, giảm nguy cơ mặc bệnh tim đồng thời còn giúp chữa trị các triệu chứng sau khi nhậu say. Vì thế, sử dụng các loại dầu thực vật như dầu dừa và dầu ô liu là những phương pháp tuyệt vời giúp giảm khô da, không những hiệu quả mà còn không gây các kích ứng da khó chịu.
Ngoài ra người bệnh vẩy nến phải chú ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất: xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát… Phải đeo găng tay khi tiếp xúc với những hóa chất đó.
- Thận trọng khi sử dụng mỹ phẩm: các loại nước hoa, các loại son phấn, kem dưỡng da….
- Thận trọng với thời tiết: khi thời tiết thay đổi những người có cơ địa dị ứng, mẫn cảm với môi trường, cần phải chú ý trang bị đầy đủ như: đeo kính, đeo khẩu trang, găng tay…
- Thận trọng với các món ăn lạ:
+ Đồ ăn nhiều protein và tanh: tôm, cua, ghẹ, măng, cà, lạp xưởng , xúc xích, gà, đồ hộp, trứng,…
+ Đồ uống có chất kích thích: rược, bia, cafe, trà, thuốc lá, tiêu, ớt…
+ Các đồ ăn có chứa chất béo: đường, sữa, mỡ, bơ, chocolate, đồ ngọt tổng hợp….
Với 3 cách chữa vẩy nến này bạn hoàn toàn có thể tự điều trị bệnh ngay tại nhà. Trước khi tiến hành chữa trị bệnh vảy nến bạn nên đi khám ở các cơ sở da liễu để có kết luận chính xác nhất.