PDA

View Full Version : Việc cạo sửa, tẩy xóa trong Văn bản hành chính


dangquang1
30-07-2012, 09:05 AM
Kính gửi các anh chị tiền bối! :8:

Em có câu hỏi này mong các anh chị nhiệt tình chỉ giáo giúp:

Một văn bản hành chính (Biên bản vi phạm hành chính chẳng hạn) có cạo sửa, tẩy xóa thì có vi phạm vào quy định nào không? Hiện Tp.HCM hoặc cấp cao hơn có văn bản nào quy định hoặc hướng dẫn về việc này không?

Em nghiên cứu hoài mà thông thấy, chẳng lẽ văn bản hành chính được cạo sửa, tẩy xóa ư?:((

Mong anh chị quan tâm giúp đỡ!

lhhgia3@yahoo.com

kaiser
30-07-2012, 09:05 AM
Chào bạn!
Tôi xin chỉ trao đổi với bạn về Biên bản vi phạm hành chính như bạn ví dụ.
- Theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.
- Biên bản vi phạm hành chính là văn bản ghi lại diễn biến, kết quả của một hoạt động, một sự việc vi phạm hành chính đã xảy ra về thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia, trình tự, nội dung, kết quả cuối cùng. Nó có giá trị để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý, một số trường hợp phải có chữ ký của những người có mặt, làm chứng.
- Về mặt nội dung thì pháp luật quy định (khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính): Trong biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ....
- Tóm lại, những gì được ghi lại trong Biên bản vi phạm hành chính phải là những gì có thật và được tất cả mọi người có mặt tại hiện trường, thời điểm lập Biên bản xác nhận.
Biên bản vi phạm hành chính chỉ không có giá trị khi Biên bản này không được lập đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Tôi chưa thấy văn bản pháp luật nào quy định về việc tẩy xóa, cạo sửa Biên bản vi phạm hành chính.
Giả thiết có việc tẩy xóa, hay cạo sửa hoặc có sự sửa chữa Biên bản tại thời điểm lập biên bản thì cũng phải được ghi rõ trong biên bản đó lý do sửa chữa, tẩy xóa và phải được những người liên quan xác nhận việc này.
sau khi Biên bản đã được lập và đã được giao lại cho cá nhân, tổ chức vi phạm mà Biên bản vi phạm hành chính bị sửa chữa, tẩy xóa bởi một cá nhân nào đó không ghi rõ lý do trong biên bản, không có xác nhận của những người liên quan thì biên bản được tẩy xóa, sửa chữa này được lập không khách quan, không đảm bảo phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ việc và không đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. về nguyên tắc, biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản. sau khi Biên bản hành chính đã được giao lại cho người vi phạm hành chính 01 bản và bản còn lại do người có thẩm quyền giữ. Như vậy, trường hợp có sự sửa chữa, tẩy xóa, cạo sửa thì chỉ có thể xảy ra trường hợp 01 bản bị, bản còn lại chắc chắc sẽ không bị tẩy xóa, cạo sửa .
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP không có quy định nào cho phép được tẩy xóa, cạo sửa Biên bản vi phạm hành chính.
+ Nếu việc cạo sửa, tẩy xóa tại thời điểm lập biên bản và có ghi rõ lý do và có xác nhận của những người liên quan thì chấp nhận được vì tính khách quan, tính chân thật vẫn được đảm bảo vì tất cả mọi người có mặt tại hiện trường đều đồng ý.
+ Nếu việc cạo sửa, tẩy xóa sau đó như nói ở trên thì Biên bản này không khách quan và không đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh. để xem xét lại sự khách quan của biên bản cần đối chiếu với biên bản còn lại và xác nhận của những người liên quan, có tên, ký trong biên bản.
- Theo chủ quan phỏng đoán của tôi có lẽ bạn đang nghiên cứu, tư vấn hoặc giải quyết 01 vụ án hành chính có Biên bản vi phạm hành chính bị tẩy xóa, cạo sửa. Nếu đúng là như vậy thì để xem xét tính hợp pháp của Biên bản vi phạm hành chính chỉ cần trên cơ sở Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh; căn cứ vào Biên bản còn lại, căn cứ vào lời khai xác nhận của tất cả những người có liên quan, những người có mặt tại hiện trường khi lập biên bản vi phạm hành chính. Chính sự thật khách quan của vụ việc sẽ nói lên giá trị của Biên bản vi phạm hành chính.

Trân trọng!

watermandanang
30-07-2012, 09:05 AM
Em chân thành cám ơn anh/chị kvs1811, nhận được câu trả lời em đã sáng hơn!

Tuy nhiên, trong phần trả lời, có phần em vẫn chưa được rỏ lắm. Kính mong anh/chị chỉ thêm cho em:
Biên bản vi phạm hành chính có sự cạo sửa mà không ghi rỏ lý do trong biên bản (các bên vẫn có ký nháy từng trang), không có xác nhận của người liên quan thì biên bản này được lập không khách quan và đã không đúng vào khoản nào của Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính?

Tại II.6.a của Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 có: "Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác". Như vậy nếu Biên bản vi phạm hành chính vi phạm Thông tư này thì có còn hiệu lực không?

Kính mong sự giúp đỡ của anh/chị!

LHG.

accap
30-07-2012, 09:06 AM
Chào bạn Lyhoanggia!
Rất vui lại được trao đổi tiếp với bạn!
Như tôi đã nói lần trước, và lần này xin hỏi lại bạn và mong bạn trả lời rõ hơn, đó là việc tôi đã nêu khi lập biên bản vi phạm hành chính thì Biên bản phải được lập ít nhất thành 02 bản. Vậy xin hỏi bạn là trong vụ việc này, lẽ nào chỉ có một biên bản vi phạm hành chính duy nhất? trường hợp Biên bản được lập 02 bản có lẽ nào cả hai Biên bản đều được cạo sửa giống như nhau?
Bạn có nói rằng: “Biên bản vi phạm hành chính có sự cạo sửa mà không ghi rõ lý do trong biên bản (các bên vẫn có ký nháy từng trang), không có xác nhận của người liên quan thì biên bản này được lập không khách quan và đã không đúng vào khoản nào của Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính?”
Lần trước tôi đã nói là Biên bản vi phạm hành chính chỉ không có giá trị khi nó không được lập đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Như vậy, để xem xét tính hợp pháp của Biên bản vi phạm hành chính như bạn nêu ở trên thì phải lấy lời khai, xác nhận của tất cả những người có tên, ký nháy trong biên bản đó và những người có mặt ngày hôm đó, những người có liên quan, biết về vụ việc. yêu cầu họ trình bày, xác nhận, cho ý kiến về việc cạo sửa này, lý do cạo sửa, cạo sửa thời điểm nào? Ý kiến của các bên liên quan tại thời điểm cạo sửa.
Biên bản vi phạm hành chính như tôi đã nói là phải có ít nhất 2 bản. không thấy bạn đề cập gì đến vấn đề này mặc dù tôi đã nói ở lần trước. bản còn lại hoặc do người vi phạm giữ hoặc do người có thẩm quyền xử phạt lưu giữ sẽ có giá trị chứng minh rất quan trọng về tính hợp pháp của Biên bản bị cạo sửa và làm rõ trách nhiệm của các bên có liên quan.
Giả thiết rằng, trường hợp vụ việc mà bạn nêu chỉ có duy nhất 1 Biên bản được lập và Biên bản duy nhất này bị cạo sửa thì chắc chắn Biên bản vi phạm hành chính này đã được lập không khách quan và không đúng quy định tại Điều 55 Pháp lệnh; do đó, nó không có giá trị để làm căn cứ ra quyết định xử phạt.
Mặt khác, khi xem xét về vấn đề cạo sửa thì cũng cần phải biết rõ là nội dung bị cạo sửa là nội dung gì? Để có thể đánh giá về việc cạo sửa nội dung đó có ảnh hưởng gì đến giá trị của Biên bản hay không? Nếu việc cạo sửa không làm thay đổi về bản chất của vụ việc, nội dung của Biên bản vẫn thể hiện rõ hành vi vi phạm hành chính là có thật, rõ ràng, phù hợp với sự thật khách quan được kiểm chứng qua lời khai của những người biết về vụ việc thì vẫn chấp nhận được.
Bạn nêu: “Tại II.6.a của Thông tư 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 có: "Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác". Như vậy nếu Biên bản vi phạm hành chính vi phạm Thông tư này thì có còn hiệu lực không?”
Thông tư 55 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
Thực tế hiện nay có rất nhiều các quyết định hành chính bị kiện vi phạm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, nhưng việc vi phạm về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản đa số không phải là vi phạm nghiêm trọng, các vi phạm này nếu được phát hiện thì người ban hành, cơ quan ban hành có thể làm văn bản đính chính và chấp nhận được.
Bạn có thể nói rõ hơn về sự vi phạm Thông tư 55 của Biên bản vi phạm hành chính mà bạn nêu là vi phạm như thế nào không?
Theo tôi, căn cứ pháp luật đầu tiên và chủ yếu nhất để xem xét, đánh giá, kết luận về giá trị của Biên bản vi phạm hành chính là Điều 55 pháp lệnh; ngoài ra, từng lĩnh vực cụ thể cũng có văn bản dưới luật cụ thể và kèm theo đó có mẫu của biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đó.
Thông tư 55 chỉ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, tiểu mục a, mục 6 phần II Thông tư 55 như bạn trích dẫn, theo tôi đó chỉ là quy định về thể thức khi trình bày “Nội dung văn bản”. Còn các nội dung chi tiết, cụ thể trong Biên bản vi phạm hành chính là nội dung cụ thể gì thì được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Ngay tại khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh cũng được mở đầu bằng câu “Trong biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ.........” Do vậy, một Biên bản vi phạm hành chính không được “ghi rõ” như khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh đã quy định thì rõ ràng Biên bản vi phạm hành chính đó được lập không đúng với quy định tại khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh xư lý vi phạm hành chính.

Nếu đây là một vụ án hành chính thì cái cần xem xét hơn cả là Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu có thể, mong bạn chia sẻ thêm thật nhiều thông tin về vụ việc để cùng trao đổi, bàn luận.

Trân trọng!

forimex_sbc
30-07-2012, 09:06 AM
Thông thường Biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại pháp lệnh XLVPHC phải lập ít nhất là 2 liên, việc quy định quản lý sử dụng ấn chỉ nếu viết sai, viết hỏng phải để nguyên, gạch chéo và viết xuống liên liền kề. Nói nhỏ là bạn cứ vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ để các anh cảnh sát lập biên bản bạn sẽ biết (tôi không khuyến khích đâu nha)