PDA

View Full Version : Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy


tanphuco
30-07-2012, 09:05 AM
Công ty tôi thành lập và hoạt động năm 1997(đến nay khôg hề thay đổi), có một bãi chữa gỗ nguyên liệu giấy (khoảng 3ha). Năm 2008 chúng tôi lắp một kim chống sét hiện đại để đề phòng chuyện ko may, tuy nhiên không xin thẩm duyệt về PCCC. Năm 2009 công an PCCC đến kiểm tra và lập biên bản vi phạm với lỗi " không có văn bản thẩm duyệt về PCCC" vi phạm mục 4 điều 16 Nghị định 123/2005/ND-CP ngày 05/10/2005. Tuy nhiên chúng tôi không đồng ý với lý do: Công ty hoạt động năm 1997 tức là trước khi luật PCCC và các văn bản hướng dẫn ra đời vì vậy chúng tôi không phải thẩm duyệt theo khoản 1 điều 16 ND35/2003/ND-CP (4/4/2003). Hơn nữa trong trường hợp giả sử trong trường hợp chúng tôi đồng ý vi phạm thi thời điểm vi phạm là năm 1997 nên đã hết thời hiệu xử phạt Hc. Tuy nhiên bên PCCC họ vẫn làm căng. Vậy xin hỏi trường hỢp công ty tôi có sai không, nếu không thì chúng tôi nên làm gì để đối phó với CA PCCC ? Cảm ơn !

pramod
30-07-2012, 09:05 AM
Chào anh,
Đúng là theo cách lập luận của phía công ty anh, trong trường hợp này theo Quy định của Pháp luật công ty anh sẽ không bị xử phạt.Tôi không rõ họ " làm khó" cho phía Công ty như anh đề cập là như thế nào?
Ãnh xem xét thời hiệu đã quá 1 năm hay chưa ,vì nếu công trình thực hiện vào tháng 10 năm 2008 thì đến nay vẫn còn thời hiệu xử lý.
Việc của anh bây giờ là thu thập chứng cứ : chứng từ mua vật liệu, xác nhận bên thi công...về việc đã xây công trình này hơn 1 năm.Đồng thời đừng cản trở , mà hãy hợp tác với hoạt động của họ

Các cơ sở pháp lý:

+ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

Điều 3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.

Điều 12. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm độc hại;
đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.


+ NGHỊ ĐỊNH123/2005 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy :

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nêu trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới về phòng cháy và chữa cháy hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 16. Xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thi công công trình thuộc diện phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy mà không có "Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy''

Điều 34. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trái với Nghị định này đều bãi bỏ.