PDA

View Full Version : thẩm phán chấp pháp phạm pháp


cpthienhoa
30-07-2012, 09:04 AM
một thẩm phán chấp pháp nhưng lại phạm pháp, vậy nên nhờ đến cơ quan nào giải quyết thì mới có hiệu quả?

kim-ef
30-07-2012, 09:04 AM
Viện kiểm sát nhân dân nơi thẩm phán làm việc

pjhuyenhanh
30-07-2012, 09:04 AM
Tôi có chút kinh nghiệm để chia sẻ với vấn đề bạn hỏi. Lúc đó tôi đã theo sách luật dạy mà làm y trang nghĩa là về thảo "đơn tố cáo" kể tuốt luốt tội của thẩm phán rồi đồng gửi cho Chánh Án tòa án (cấp trên của thẩm phán) và Viện Kiểm Sát. Bên Tòa án thì họ nhận đơn và có viết giấy biên nhận đúng luật, còn bên VKS thì họ chỉ xem đơn vào sổ còn một mực không nhận đơn. Viện Kiểm Sát cho rằng đây là việc của bên Tòa Án, lại là việc dân sự. Khi gửi đơn để phòng sự nhầm lẫn của cán bộ tiếp dân tôi đã chích dẫn một số đoạn để đọc khi bị từ chối trả lại đơn "LUẬT CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 34/2002/QH10 NGÀY 02 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN điều 3 khoản 4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; Điều 4. Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về các hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp theo quy định của pháp luật.". Nài nỉ cán bộ VKS chẳng được đành chìa cái đó ra nhưng họ cũng không nhận chỉ vào sổ nhật ký. Hết cách và đợi cả hai cơ quan Tòa án và VKS. Bạn viết đơn khiếu nại thì làm cho hạn trả lời của cơ quan pháp luật ngắn hơn là đơn tố cáo tuy vậy ở cổng vào của Tòa Án Tối Cao có người khoe đã là chủ nợ của ông Chánh án hơn mười năm. Chào

longdatautovol
30-07-2012, 09:04 AM
chào bạn duyvinh!
bạn nói là một Thẩm phán chấp pháp nhưng lại phạm pháp, nên nhờ cơ quan nào giải quyết thì có hiệu quả.
trước tiên tôi xin trao đổi với bạn một số ý sau:
Thẩm phán phạm pháp trong trường hợp nào? bạn phải nói cụ thể và ít ra cũng phải có chứng cứ để chứng minh.
một Thẩm phán của Tòa án có thể được Chánh án phân công giải quyết vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, vụ án kinh doanh thương mại, vụ án lao động... vậy Thẩm phán mà bạn nói phạm pháp là phạm pháp khi giải quyết loại án nào và cụ thể phải như thế nào thì mới có hướng để đưa là lời khuyên phù hợp cho bạn được.
tôi xin đưa ra một số cách để bạn tùy mức độ, trường hợp mà khiếu nại hoặc tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình:
- Thứ nhất, bạn khiếu nại hoặc tố cáo đến Chánh án Tòa án nơi Thẩm phán đó công tác, kèm theo đơn khiếu nại là các tài liệu chứng cứ để chứng minh và đồng thời gửi đơn tới Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Tòa án đó.
Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự được quy định cụ thể tại Chương XXXIII của Bộ luật tố tụng dân sự từ Điều 391 đến Điều 404.
khiếu nại tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định cụ thể tại Chương XXXV của Bộ luật tố tụng hình sự từ Điều 325 đến Điều 339.
- Thứ hai, nếu việc khiếu nại hoặc tố cáo nêu trên được giải quyết mà bạn không đồng ý thì bạn có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại hoặc tố cáo đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và đồng thời gửi đơn này tới Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (lưu ý là phải kèm theo các chứng cứ để chứng minh)
- Thứ ba, Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cáo có Cục điều tra về các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. bạn cũng có thể gửi đơn tố cáo tới Cục điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

cuối cùng tôi lưu ý bạn, khiếu nại hoặc tố cáo thì phải cung cấp được tài liệu chứng cứ để chứng minh và phải là đúng sự thật, nếu không đúng sự thật thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khiếu nại hoặc tố cáo sai sự thật.

chúc bạn sẽ có hướng giải quyết tốt nhất!