PDA

View Full Version : Đi cầu ra máu: nguyên nhân và cách chữa đi cầu ra máu hiệu quả ngay tại nhà


taytay
06-08-2018, 04:21 PM
Đại tiện ra máu: Cảnh báo nguy hiểm cùng mẹo chữa hiệu quả
Đại tiện ra máu là tình trạng phổ biến, có thể bắt gặp ở rất nhiều người. Mọi người thường chủ quan không để ý tới tình trạng này, cho rằng nó có thể tự khỏi, không có gì đáng nguy hiểm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn-trực tràng thì đại tiện ra máu là tình trạng không thể coi thường. Đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Đại tiện ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Polyp đại tràng, trực tràng: Bệnh nhân đại tiện ra máu tươi với số lượng nhiều, máu chảy thành giọt, đôi khi thành tia, có thể dẫn đến thiếu máu nặng. Nếu polyp có cuống dài và ở gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài. Bệnh có thể chẩn đoán qua soi trực tràng hoặc đại tràng, điều trị bằng phẫu thuật nội soi.
Ung thư trực tràng: Thường gặp ở người già, người bệnh đi ngoài ra máu đen hoặc tươi và lẫn trong phân. Thăm và soi trực tràng thấy khối u, thời kì cuối còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, xuất hiện táo bón.
Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Người bệnh đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu đen hoặc tươi.
Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đại tiện ra máu, thường là phân đen với mùi đặc trưng.
Nứt kẽ hoặc viêm ống hậu môn: Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn. Máu màu đỏ tươi, nhỏ giọt hoặc chỉ thấy trên giấy vệ sinh, khiến người bệnh đau dữ dội vùng hậu môn và đau lưng, kể cả khi không đại tiện.
Viêm loét đại trực tràng: Bệnh nhân đại tiện nhiều lần, máu tươi có thể lẫn dịch nhầy, kèm theo sốt và đau bụng dưới. Bệnh có thể chẩn đoán bằng soi trực tràng và đại tràng.
Bệnh trĩ: Đại tiện ra máu là biểu hiện phổ biến nhất khi bị trĩ với dấu hiệu đặc trưng là đại tiện ra máu tươi, ra sau phân. Ban đầu máu chảy kín đáo, về sau chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Nếu để bệnh nặng hơn, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.
Xem thêm:
Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không? (http://khamtri.vn/benh-tri-co-nguy-hiem-khong-co-lay-khong-10235.html)
Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả nhất (http://khamtri.vn/chua-nut-ke-hau-mon-10229.html)
CHỮA ĐẠI TIỆN RA MÁU NHƯ THẾ NÀO?
Để chữa đại tiện ra máu cũng không quá khó. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện. Giải pháp đối phó với tình trạng đại tiện ra máu được các chuyên gia chia sẻ với người bệnh như sau:
Tránh ăn những thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích (rượu, bia, cafe,…). Thay vào đó, nên sử dụng những loại thực phẩm chứa chất xơ đặc biệt các loại rau xanh, hoa quả tươi, những thực phẩm giúp nhuận tràng như bí đỏ, khoai lang, mồng tơi,…
Hạn chế quan hệ tình dục đặc biệt quan hệ qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục thô bạo vì những va chạm trong lúc quan hệ sẽ làm niêm mạc hậu môn, thậm chí là niêm mạc trực tràng bị xung huyết và chảy máu nhiều hơn
Không ngồi lâu, rặn mạnh khi đi đại tiện, nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm rồi lau khô bằng khăn bông. Không nên làm sạch hậu môn bằng giấy thô cứng, giấy vệ sinh có chất tạo mùi, sử dụng dung dịch vệ sinh có nhiều hóa chất,… đồng thời tập thói quen đại tiện đều đặn vào mỗi sáng.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tránh những hoạt động cản trở quá trình lưu thông máu xuống hậu môn – trực tràng chẳng hạn như ngồi, đứng quá lâu, quỳ,…