PDA

View Full Version : Bạn nào biết về luật thừa kế giúp t giải bài thừa kế môn Pháp luật đại cương này nhé , thanks :x


tritinh
28-07-2012, 10:56 AM
Ông A và bà B là vợ chồng, có 3 người con chung là anh C, anh D và chị E. Ông A không có tình cảm thắm thiết với bà B nhưng ông vẫn có trách nhiệm nuôi dạy các con.
Năm 2010, ông A bị tai nạn giao thông và qua đời, trước khi chết, ông A để lại di chúc truất quyền thừa kế của vợ là bà B và để lại toàn bộ di sản cho các con.
Khi ông A qua đời, bà B mai táng cho ông hết 6 triệu đồng, lấy từ tài sản chung của ông bà.
Bà B kiện lên tòa án đòi chia thừa kế di sản ông A. Tòa xác định được:
- Tài sản chung của ông A và bà B còn lại là 330 triệu đồng.
- Tài sản riêng của ông A, do được thừa kế của cha mẹ là 20 triệu đồng.
Anh chị hãy giải quyết tình huống trên.
:D

spn
28-07-2012, 10:56 AM
chào bạn
tình huống này đơn giản thôi ông A để lại di chúc nếu di chúc đó có hiệu lục thì cứ theo di chúc mà chia. ông truất quyền thừa kế cảu bà B thì tài sản còn lại chia đếu cho các con còn lại bà B không được hưởng theo Điều 669 BLDS đâu bạn không phải lo
di sản của ông A gồm 300tr: 2 +20 tr - 3tr (bà B phải chứng minh được các khoản chi tiêu mai táng) = ??? sau đó chia làm 3. ok

phamfood
28-07-2012, 10:56 AM
có trường hợp Bà B thuộc hàng thừa kế thứ nhất và phải được hưởng thừa kế không theo di chúc , ít nhất là 2/3 suất thừa kế không , bạn tính sai số liệu rồi.:41:

jmcvietnam
28-07-2012, 10:56 AM
bạn xem lại chỗ mình trả lời đi. mình đã nói bà B không được hưởng theo Điều 669 mà hay bạn không đọc luật Điều 669 quy định về trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà.

lobimex
28-07-2012, 10:56 AM
Điều 669 BLDS quy định: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Vậy tại sao bà B lại k được hưởng di sản hở bạn?
Trong trường hợp này bà B vẫn được hưởng di sản theo quy định tại Điều 669
Để chia di sản của ông A phải xác định di sản ông A để lại.
a. tài sản chung của ông A và bà B là 330 triệu=> tài sản của ông A là 165 triệu
b. tài sản riêng của ông A là 20 triệu
c. chi phí cho việc mai táng ông A là 6 triệu.
Vậy, di sản ông A để lại là: 165+20-6=179 triệu.
Nếu chia di sản theo pháp luật thì di sản của ông A được chia làm 4 cho B, C, D, E
=> mỗi suất = 179/4=44,75 triệu
bà B chỉ được hường 2/3 suất theo quy định tại điều 669 BLDS=> bà B được hường: 44,75 X 2/3= 29,83 triệu
Di sản còn lại sau khi chia cho bà B là 179-29,83=149,17 triệu
=> C, D, E được hưởng 3 phần bằng nhau, mỗi phần = 149,17/3= 49,723 triệu

binhan
28-07-2012, 10:56 AM
Bạn nào có thể đưa dẫn chứng chính xác về việc tiền mai táng trừ vào tài sản riêng của ông A hay tài sản chung của 2 vc cho t được không?

timber
28-07-2012, 10:56 AM
theo một cách thông thường thì làm ma cho ông ấy thì phải lấy từ tài sản của ông ấy chứ sao lại lấy từ tài sản chung. con căn cứ cụ thể thì mình vẫn chưa tim ra
mong mọi người góp y thêm

qtuanfashion
28-07-2012, 10:56 AM
trả lời:
hình như bạn tính hơi nhầm rồi thì phải:
330tr là tổng số tài sản chung còn lại sau khi đã trừ phí mai táng.
di sản ông A để lại là: 165+20=185.
bà B được hường 2/3 của một suất : (185:4) x 2/3 =30,8tr
C, D, E được hưởng 3 phần bằng nhau, mỗi phần =(185-30,8):3= 51.4

hieuducco
28-07-2012, 10:56 AM
theo tớ đây mới là đáp án chính xác nhất theo đầu bài.

theo : Ðiều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

thì số di sản ông A để lại là: 165+20-6=179 triệu. tính thế này mới đúng, còn về sau chia thế nào chắc mọi người cũng biết.
còn tại sao lại lấy di sản của ông A dùng để chi phí cho việc mai táng thì theo tớ nghĩ, ngay ở điều 683 thì cũng đã nói :"Thứ tự ưu tiên thanh toán" thanh toán ở đây là thanh toán tài sản của người để lại di sản và trong đó có việc lo cho ma chay của người đã mất.

phamfood
28-07-2012, 10:56 AM
trả lời:
Sau khi chi trả xong tiền mai táng cho ông A bằng tài sản chung của hai vợ chồng, thì bà B mới khỏi kiện ra tòa đòi chia thừa kề. Lúc Tòa định giá thì khoản tiền mai táng đã được chi trả rồi. Do đó, Tòa án chỉ định giá tài sản chung trên thực tế còn lại của 2 vợ chồng A, B là 330 tr. do đó 6 tr sẽ không dc trừ nữa.