PDA

View Full Version : Mong mọi người giúp đỡ về vấn đề thừa kế!!!


qtuanfashion
28-07-2012, 10:46 AM
Chào mọi người, mình không hiểu rõ về quyền thừa kế vì gia đình mình đang có sự thắc mắc về quyền thừa kế như sau:
Phía bên nhà ngoại của mình hiện đang có sự tranh chấp như sau:
Bà ngoại mình mất năm 1994, năm 2004 ông ngoại mình mất đi và tới đây đã 7 năm rồi. Ông bà ngoại mình có 12 người con, có 3 người đang định cư ở nước ngoài, và một người đã mất. Ông bà ngoại mình có 2 căn nhà, 1 căn hiện có gia đình 2 dì và 1 cậu đang ở và thờ cúng ông bà; 1 căn thì hiện đang cho thuê.
Vấn đề nảy sinh như sau: mình nghe 1 người dì nói rằng nếu trong 10 năm mà có tranh chấp thì tài sản sẽ chia đều, nhưng nếu sau 10 năm không có tranh chấp thì tài sản đó thuộc về những người đang ở trong căn nhà đó, điều này là đúng hay sai. Hiện tại có 1 cậu có cuộc sống rất khó khăn nên đang rất mong muốn giải quyết căn nhà mà 2 dì và 1 cậu ở trên đang ở nhưng trong 10 người con còn lại thì đa số đều không muốn bán căn nhà này. Mình có tham khảo trên mạng là vấn đề liên quan tới thời hiệu khởi kiện là 10 năm, nếu bây giờ khởi kiện trong 10 năm và sau 10 năm thì có gì khác nhau, và có vấn đề về tài sản còn trong thời hiệu khởi kiện và tài sản như thế nào thì ngoài thời hiệu khởi kiện.
Mong mọi người chỉ dẫn giúp là phải làm như thế nào? Mình đọc thấy có nói rằng phải có văn bản xác nhận là đồng thừa kế=> thế thì văn bản này là do các dì và các cậu làm ra rồi ký kết hết voo đúng ko? Nếu không có văn bản này thì sao???
Mong mọi người giúp đỡ.

thanhbvp
28-07-2012, 10:46 AM
Vấn đề bạn hỏi tôi xin có ý kiến trả lời như sau:
Khi ông bà ngoại bạn mất có để lại di chúc hay không? Nếu có di chúc hợp pháp, căn cứ để phân chia tài sản sẽ tuân theo nội dung di chúc
Dựa vào sự trình bày của bạn, tôi tạm suy đoán ông bà bạn mất đi không để lại di chúc, do đó, di sản ông bà bạn để lại sẽ được chia theo pháp luật
Sau khi bà ngoại bạn mất, di sản bà để lại sẽ là 1/2 tống số tài sản chung của ông bà bạn, nhưng cho đến khi ông ngoại bạn mất ( sau đó 10 năm, ko có đồng thừa kế nào có yêu cầu chia di sản, nên phần di sản bà bạn để lại trở thành tài sản của ông ngoại bạn)
Sau khi ông ngoại bạn mất không để lại di chúc, chiếu theo pháp luật, những người thuộc diện thừa kế sẽ là 11 người con và 1 người cháu ( con của người đã mất đc thừa kế thế vị - nếu có )
Nếu 1 người thuộc diện thừa kế có yêu cầu, gửi đơn lên tòa yêu cầu chia tài sản thì tòa sẽ dựa vào những căn cứ đó chia tài sản thừa kế.
Đối với thắc mắc của bạn liên quan đến thời hiệu khởi kiện, tôi xin trả lời :
Pháp luật dân sự hiện hành quy định thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu chia di sản thừa kế là 10 năm.Nếu sau 10 năm kể từ khi người để lại di sản qua đời mà không có đồng thừa kế nào gửi đơn yêu cầu chia tài sản thì tài sản đó sẽ thuộc về những người hiện đang quản lý di sản ( trừ trường hợp người đang quản lý di sản không phải là đối tượng thuộc diện đồng thừa kế).
Nếu đồng thừa kế gửi đơn yêu cầu chia di sản thừa kế trong thời hạn 10 năm, tòa sẽ tiếp nhận và tiến hành chia di sản theo luật định ( chia đều cho những người trong diện đồng thừa kế)
Nếu quá 10 năm, một trong các đồng thừa kế muốn chia di sản thì lúc này, sẽ không áp dụng quy định về chia di sản thừa kế mà sẽ áp dụng quy định về chia tài sản chung theo quy định tại nghị quyết 02/2004 HDTP . Tuy nhiên, điều kiện quan trọng để tòa thụ lý đơn yêu cầu chia tài sản chung là tất cả những người thuộc diện thừa kế phải có văn bản thỏa thuận tài sản người chết để lại là tài sản chung, chưa chia.
Điều kiện này áp dụng vào thực tiễn là không khả thi vì nêú có tranh chấp di sản, 1 đồng thừa kế muốn chia mà đã quá hạn 10 năm thì rất khó có đc sự thỏa thuận với những đồng thừa kế khác đang quản lý di sản để ký vào 1 văn bản như trên.
Do đó, để các đồng thừa kế có thể tự bảo về quyền lợi chính đáng của mình đối với tài sản thừa kế thì trong thời hạn 10 năm nên gửi đơn yêu cầu hoặc nếu chưa muốn chia thì đề nghị với các đồng thừa kế khác lập 1 biên bản thỏa thuận rằng di sản đó là tài sản chung của các đồng thừa kế, chưa chia.Nếu có được biên bản thỏa thuận này thì dù có quá hạn 10 năm, đồng thừa kế vẫn có thể gửi đơn yêu cầu chia di sản,đảm bảo quyền lợi của mình

Đối với hoàn cảnh hiện nay của gia đình bạn, tôi nghĩ có tới 11 anh chị em, có lẽ mọi người nên họp nhau lại, tìm biện pháp giúp đỡ người cậu đó, đồng thời lập 1 biên bản thỏa thuận có sự xác nhận của tất cả mọi người về quyền lợi của mỗi người đối với di sản của ông bà để lại.
Nếu trường hợp mọi người không đạt đc sự thỏa thuận, người cậu vẫn muốn đc chia di sản ông bà để lại thì nên tìm đến 1 VPLS hoặc người có kinh nghiệm pháp luật, sẽ được tư vấn và hướng dẫn thu thập tài liệu chứng cứ để gửi đơn yêu cầu lên tòa.
Nếu còn vấn đề gì còn thắc mắc, bạn có thể pm vào hòm thư của tôi. Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

huongmoi
28-07-2012, 10:46 AM
Cảm ơn chị đã giúp đỡ.
Em có thêm một vài thắc mắc nữa, mong chị giải đáp giúp:
1. Nếu sau 10 năm mà không có bất cứ tranh chấp gì xảy ra thì tài sản 2 căn nhà trên thuộc quyền sử dụng của gia đình 2 dì và 1 cậu đang ở đúng ko? Nếu vậy thì dì và cậu đó chỉ được ở thôi hay có thể mua bán, chuyển nhượng được hay không?
2. Nếu trong thời hạn 3 năm còn lại mà có 1 người gửi đơn yêu cầu chia tài sản chung thì tòa sẽ giải quyết chia hết 2 căn luôn hay là chỉ một căn hiện dì và cậu đang ở (vì căn kia không ai ở mà chỉ cho thuê), hay là Tòa sẽ chia theo thỏa thuận của 11 người con.

Cảm ơn chị một lần nữa đã giải đáp.
Chúc chị và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc.

hungbaoco
28-07-2012, 10:46 AM
Sau 10 năm mà các đồng thừa kế không có yêu cầu về chia di sản thì di sản thừa kế sẽ trở thành tài sản sở hữu của đồng thừa kế hiện đang quản lý di sản đó. Như vậy, căn nhà mà 2 dì, 1 cậu đang ở sẽ trở thành tài sản chung của 3 người đó, còn với căn nhà đang cho thuê thì ai là người đứng ra ký hợp đồng cho thuê, tiền thuê nhà ai nắm giữ thì người đó sẽ được coi là người quản lý đối với di sản. ĐUơng nhiên, khi di sản đã thuộc quyền sở hữu của những người đó thì họ có toàn quyền đối với tài sản ( chiếm hữu, sử dụng và định đoạt ) tức là có quyền mua bán, chuyển nhượng
Tòa sẽ giải quyết theo yêu cầu của người gửi đơn ( ở đây, xác định di sản thừa kế là cả 2 căn nhà, tuy nhiên, đồng thừa kế nào gửi đơn yêu cầu tòa chia di sản thì tòa sẽ giải quyết dựa trên yêu cầu người đó, 1 hay cả 2 còn phụ thuộc vào nội dung trong đơn)
Trong mọi tranh chấp đất đai thì bước không thể thiếu để tòa thụ lý đơn là phải có quá trình hòa giải giữa các nguyên đơn tại địa phuơng, nếu các đồng thừa kế đã có được thỏa thuận với nhau thì đuơng nhiên sẽ không cần sự tham gia của tòa.

P/s : tôi không phải là chị, bạn đính chính lại dùm nhé. Cảm ơn

mtcorp
28-07-2012, 10:46 AM
Chân thành cảm ơn anh.

P/s: Xin lỗi anh nhiều vị sự cố trên.:D:D:5:

ductienvt
28-07-2012, 10:46 AM
Chào anh,
Em nhờ anh giải đáp thêm vấn đề mới phát sinh này:
Theo như anh đã trả lời ở trên thì sau 10 năm không có đơn gửi lên tòa thì căn nhà thuộc quyền sở hữu của 2 dì và 1 cậu đang ở, mà hiện tại thì trong sổ hộ khẩu của căn nhà này còn có tên của 1 cậu A nữa, nhưng cậu A này đã có gia đình và hiện sống trong thành phố HCM (cậu A này đã không ở căn nhà trên mấy chục năm nay rồi, chẳng qua cậu A này không tách khẩu thôi), nếu vậy thì sau 10 năm phần di sản căn nhà trên có tính thêm cậu A này nữa không hay là của chỉ 2 dì và 1 cậu đang ở thôi. Mong anh giúp đỡ.

Chân thành cảm ơn anh.:D:D:D

thanhhacfurniture
28-07-2012, 10:46 AM
Việc có tính thêm cậu A vào hay không còn tùy thuộc vào việc cậu A có yêu cầu được chia di sản hay không, nếu sau 10 năm , hết thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế, tòa sẽ chỉ nhận yêu cầu chia di sản chung, mà việc tên cậu A vẫn còn trong hộ khẩu sẽ là 1 căn cứ quan trọng nếu cậu A muốn đc chia phần ở mảnh đất. Đồng thời, nếu 2 dì và 1 cậu không muốn chia cho cậu A thì lúc đó cũng sẽ phải đưa ra các chứng cứ chứng minh việc cậu A đã không ở căn nhà từ rất lâu.
Nói chung, tình huống bạn hỏi sẽ có rất nhiều khả năng xảy ra phụ thuộc vào yêu cầu và ý chí các bên, nếu chỉ giả thiết ở hiện tại sẽ không thể lường hết được. Trường có hợp tranh chấp cụ thể xảy ra, tôi sẽ có được ý kiến tư vấn sát với vấn đề hơn, còn bây giờ thì tất cả chỉ là giả thuyết bạn ah :D

hanhphucbichtrang
28-07-2012, 10:46 AM
Cảm ơn anh, em xin hỏi thêm vấn đề phát sinh thế này:
1. Gia đình nhà ngoại có 3 người ở Mỹ, và đã nhập quốc tịch Mỹ (vì đã ra đi từ năm 78 - 79 tới nay), không có hộ khẩu tại đây thì 3 người này có được hưởng quyền chia tài sản hay không?
2. Việc ký giấy thỏa thuận đồng thừa kế thì không có 3 chữ ký của 3 người hiện đang ở nước ngoài được hay không?
Vì hiện nay mấy cậu và dì đang có ý định như sau: sẽ đưa đơn đòi chia quyền thừa kế di sản tại căn nhà lớn (căn nhà mà 2 dì và 1 cậu đang ở) còn căn nhà cho thuê thì sau khi chia xong sẽ trích ra 1 phần để xây dựng thêm và để cho 1 dì và 1 cậu ở, và sẽ làm giấy thỏa thuận căn nhà đó sau này chỉ để thờ cúng ông bà, không được quyền mua bán, chuyển nhượng được hay không? Vậy thì giấy thỏa thuận này có cần 3 người ở nước ngoài ký ko? Hơn nữa nếu giữ lại căn nhà đó thì mấy cậu và dì phải làm văn bản thỏa thuận là tài sản thừa kế và chưa chia đúng không, để sau này có ai đó vi phạm thì còn có giấy tờ chứng thực. Nếu không có văn bản này mà chỉ dựa trên thỏa thuận "chỉ để ở, không mua bán" thì dì và cậu đó có được bán không sau khi hết hạn 10 năm.

kaiser
28-07-2012, 10:46 AM
Trả lời: Tôi trả lời tiếp tục phần của bạn Oxelabu như sau: Thừa kế di sản của người chết để lại không di chúc, thì các đông thừa kế háng thứ nhất đều có quyền thừa kế. Do vậy, các người con bên Mỹ vẫn có quyền được phân chia di sản trong trường hợp bạn nêu. Vì vậy, để thỏa thuận có hiệu lực toàn bộ trong anh em phải có tất cả những người được thừa kế; nếu không có ba người này, thì hệu lực thỏa thuận cũng sẽ có hiệu lực, nhưng chỉ đối với phần tài sản của những người đã thỏa thuận có tên trong văn bản mà thôi. Khi các đồng thừa kế, thống nhất thỏa thuận xong, thì văn bản thỏa thuận này có giá tri pháp lý; di sản trên, trở thành tài sản chung ( vì di sản thỏa thuận dùng làm thơ tự) của các đồng thừa kế, khi đó muốn giao dịch phần tài sản này phải có sự đồng ý của tất cả những người là sơ hữu chung của tài sản trên; nếu khồng thì chỉ có quyền giao dịch phần tài sản mà mình được thừa kế mà thôi. Hoặc có thỏa thuận khác.
Chào bạn.

coimexco-cty
28-07-2012, 10:46 AM
1. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế (thường là thời điểm người để lại di sản chết).
- Bà ngoại chết năm 1994. không để lại di chúc, đến năm 2004 hết thời hiệu khởi kiện về phần di sản mà bà ngoại chết để lại là 1/2 tài sản chung của ông bà: 1/2 của hai căn nhà.
- Ông ngoại chết năm 2004, không để lại di chúc. Còn nguyên thời hiệu để khởi kiện. Một trong các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (một trong các con) có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh (vì có đồng thừa kế định cư ở nước ngoài) yêu cầu chia phần di sản do ông ngoại chết để lại. Phần di sản này là 1/2 tài sản chung của ông bà và một kỷ phần nhất định ông được thừa kế từ bà (vì ông chết sau bà).
2. Về việc hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Pháp luật qui định thời hiệu khởi kiện là 10 năm. Hết 10 năm không ai còn quyền khởi kiện về thừa kế, ai đang trực tiếp quản lý di sản thì tiếp tục quản lý theo hiện trạng thực tế. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu rõ rằng: Tiếp tục quản lý, sử dụng không có nghĩa là quyền sở hữu đâu nhé. Di sản thừa kế không mặc nhiên được công nhận là tài sản của người khác được đâu. Đây là một trường hợp mà tôi tạm gọi là "treo" của pháp luật. Tức là chưa có phương thức xử lý theo pháp luật.
Đồng thừa kế không thể khởi kiện về thừa kế. Người đang quản lý tài sản cũng không thể tự mình sang tên đổi chủ cho mình được. chỉ quản lý sử dụng chứ không có quyền chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hay góp vốn theo qui định.
Muốn thực hiện quyền đối với di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thì buộc phải có sự đồng thuận của các đồng thừa kế.
a. Tổ chức khai nhận thừa kế theo pháp luật;
b. Lập một văn bản ghi nhận toàn bộ tài sản nào là di sản của người chết để lại, xác định là tài sản chung của các đồng thừa kế và chưa chia.
Trường hợp của bạn, theo tôi nếu các đồng thừa kế đồng thuận thì thôi.
Trong trường hợp không thể thỏa thuận được với nhau thì ông cậu khó khăn kia có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của ông ngoại chết để lại.
Còn về phần di sản của bà ngoại để chia được cần một vài điều kiện. Cái này phải là người am hiểu, có kỹ năng luật sư tốt mới có thể thực hiện được.
Trên đây là ý kiến cá nhân tôi về vụ này để bạn tham khảo.