PDA

View Full Version : Mong mọi người giúp đỡ!!!


vungtau
28-07-2012, 10:44 AM
Kính gửi tòa soạn! Tôi có 1 câu hỏi muốn hỏi tòa soạn! Bà nội tôi có 5 người con trai, bà có 1 căn nhà và đã để lại cho con Út với tất cả giấy tờ đầy đủ. Nhưng trước khi bà mất bà muốn mỗi người con cũng có phần, bà đã di chúc bằng miệng trước mặt các con trước khi mất rằng nhà sẽ là của chú Út nhưng mỗi anh em sẽ được 5m2 và chú Út cũng đã nhận lời với câu nói rất hay trước người mẹ sắp ra đi (Mẹ ơi con không tham đâu, anh em là khúc ruột trên khúc ruột dưới) . Nhưng sau 1 khoảng thời gian là gần 10 năm chú Út đã bán nhà và phủ nhận tất cả những điều bà dặn, giữ tất cả tài sản cho mình. Vậy theo luật phát thì có thể khởi kiện được không? Kính mong quý tòa giải đáp!

benco_group
28-07-2012, 10:44 AM
Vấn đề của bạn tôi xin trả lời như sau :
- Theo quy định BLDS về di chúc miệng hợp pháp : "5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực. "
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn có thể xác định đc di chúc miệng của bà nội bạn có hiệu lực pháp luật hay không.
- Chú Út đã bán đc nhà, tức là chú Út đã xin đc giấy GCN quyền sd đất đứng tên chú, việc chuyển đổi này nếu đc thực hiện trước khi bà mất trong hồ sơ phải có văn bản tặng cho của bà cho chú, còn nếu sau khi bà mất mới chuyển tên thì trong hồ sơ phải có văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế ( 5 anh em ) về việc để chú Út đứng tên .Nếu bạn phát hiện đc chú Út ko có được 1 trong 2 loại giấy tờ kể trên thì có thể khiếu nại quyết định cấp GCN qsd cho chú Út.
Tuy nhiên, xét trên thực tế mà nói, rất khó có khả năng cho các anh em có thể khởi kiện chú Út để đòi quyền lợi đối với mảnh đất

chyngjeeng
28-07-2012, 10:44 AM
Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu, thì di chúc miệng trên của người mẹ không có hiệu lực lẫn về hình thức, và người làm chứng. Vì theo quy định của pháp luật thì di chúc miệng phải được ghi nhận lại bằng văn bản và có công chứng, chứng thực; người làm chứng không phải là các đồng thừa kế. Do vậy, di chúc trên là không có giá trị pháp lý tính cho đến thời điểm này. Do di chúc không đúng với quy định của pháp luật, thì di sản trên chia theo pháp luật, có nghĩa di sản trên chia đều cho các đồng thừa kế. Do vậy, nếu người Út không chịu chia theo thỏa thuận, thì các đồng thừa kế có quyền khởi kiện ra TA. yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật. Lưu ý nếu khởi kiện, thì phải khởi kiện ngay, coi chừng hết thời hiệu ( thời hiệu là 10 năm kể từ ngày người để lại di sản chết).
Chào bạn.

tanphuco
28-07-2012, 10:44 AM
Cảm ơn mọi người rất nhiều!!! Chú Út đã đứng tên được quyền sử dụng đất của bà trước khi bà mất, bà đã sang tên và để lại căn nhà cho chú Út. Nhưng đến những ngày cuối cùng thì bà đã suy nghĩ lại là muốn chia cho mỗi con 5m2 và tuyên bố trước mặt 5 người con và chú Út cũng đã chấp nhận. Nhưng không hề có 1 văn bản hay giấy tờ cam kết nào. Tất cả chỉ là lời nói, như vậy theo điều 5 bạn vừa nói là không thể kiện được rồi! Thanks again mọi người

myduco
28-07-2012, 10:44 AM
Trả lời: Chú Út đã đứng tên trong GCNQSDD lúc bà còn sống như vậy, mọi chuyện kết thúc- Game Over!. Vì tài sản trên đã được bà bạn định đoạt lúc còn sống, và chú Út là người được tặng cho và được cấp GCNQSDD hợp pháp. Do vậy, dù bà bạn có di chúc cũng không hợp pháp, vì không thể di chúc để lại di sản của người khác. Bây giờ, có chia hay không là tùy lòng hảo tâm của chú Ut.
Chào bạn.

binhan
28-07-2012, 10:44 AM
Chân thành cảm ơn mọi người nhé! thanks all ! Good luck everybody