PDA

View Full Version : Vợ trước của người chết có được hưởng di sản theo pháp luật không?


mtcorp
28-07-2012, 10:24 AM
Ông D có vợ trước là N không có đăng ký kết hôn. Có 2 con trên 18 tuổi. D và N ly dị năm 1975 không có giấy ly dị. N lấy chồng khác và có 2 con (1 đã chết và 1 đang sống, trên 18 tuổi, khỏe mạnh). Bà N chết năm 2000.
Năm 1975, ông D lấy vợ sau là L có chứng nhận kết hôn và có 2 con chung với L.
Năm 2010, ông D chết không để lại di chúc. Căn nhà hiện tại đứng tên sổ hồng là D và L.
Xin hỏi: Vợ trước N có được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không? Nếu N chết thì con riêng của N có được hưởng thừa kế thế vì không? (Cha mẹ của N cũng không còn)

pramod
28-07-2012, 10:24 AM
Thứ 1 vợ trước không được hưởng di sản, vì hai vợ chồng đã li hôn.
Thứ 2 con chung của với người vợ trước được hưởng di sản. Vì thuộc hàng thừa kế thứ 1 theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Thứ 3 là chỉ con chung với người vợ trước mới được hưởng di sản, còn con riêng của vợ trước không được hưởng bạn àh.

hanoi-evc
28-07-2012, 10:24 AM
Trường hợp trên D-N thuộc diện hôn nhân thật tế (dù ko có giấy đăng ký kết hôn nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ chồng).
Đồng thời cả 2 ly dị nhưng ko bất kỳ văn bản nào xác nhận của cơ quan thẫm quyền (Tòa án) nên được hiểu là ly thân (giửa họ vẫn tồn tại hôn nhân).
=>Do đó trong trường hợp này đại diện con của bà N có thể yêu cầu Tòa án chia phần tài sản của bà N trong tổng tài sản của D-N (nếu có chứng cứ minh ). Sau đó phần tài sản của bà N này sẽ được tiếp tục chia theo pháp luật cho chồng mới cùng 4 người con của mình (gồm 2 con với chồng trước và 2 con với chồng sau)

truongthanhthuduc
28-07-2012, 10:24 AM
Điều này thì mình hoàn toàn đồng ý với bạn(có thể tham khảo thêm tại Nghị định 77/2001/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 10 NĂM 2001 của CP về hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình). Còn những phần khác thì minh cho rằng phải chia như sau: Vì ông D chết không có di chúc và hôn nhân của D với N và D với L đều hợp pháp và tàn sản có được đều trong thời kì hôn nhân nên tổng tài sản sẽ được chia làm 3. Một phần thuộc về N, 1 phần thuộc về L và một phần là di sản của D. Phần di sản của ông D sẽ được chia đều theo thừa kế theo pháp luật cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: bố mẹ ruột của D, 2 người vợ hợp pháp, và tất cả con ruột của D (con riêng của N không được hưởng) theo quy định tại Điều 675 và 676 BLDS.
Và vì N đã chết nên khi chia phần di sản của D cho N thì sẽ được gộp chung vào phần di sản hiện có của N và được chia theo di chúc (nếu có di chúc) hoặc chia theo thừa kế theo pháp luật ( nếu không có di chúc) theo Điều 675 và 676 BLDS.

tanphuoc
28-07-2012, 10:24 AM
Căn cứ vào câu hỏi thì cách giải quyết của chị muanuoclu là chính xác.