PDA

View Full Version : Phân chia tài sản của ông bà nội mà không có di chúc


mtcorp
28-07-2012, 10:23 AM
Câu hỏi:
ông bà nội tôi đã mất cách đây khá lâu, ông bà nội tôi có 3 con trai và 3 con gái. Bác cả ở với ông bà còn bác thứ hai đã được chia một phần đất của ông bà rồi, còn bố mẹ tôi đi thoát ly nên chưa được chia tài sản. Hiện nay bác cả tôi đã mất trước khi mất bác tôi có chia 2 phần đất cho 2 người con trai của bác phần còn lại là nhà thờ, nhà ở 3 gian và sân vườn do bác dâu tôi sử dụng. Toàn bộ diện tích đất trên đang đứng tên trên sổ đỏ là bác trai tôi.

- Vậy theo luật đất hương hỏa của tổ tiên, bác dâu tôi có quyền được bán hay cho các con của bác không?
- Bố tôi và các bác gái có quyền được hưởng quyền lợi trên diện tích đất đó không?

eubia
28-07-2012, 10:23 AM
Bạn tham khảo cái này trong Luật Dân sự xem thế nào.
THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
Điều 674. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Điều 678. Quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ
Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.
Điều 679. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.
Điều 680. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác
1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Toà án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

vungtau
28-07-2012, 10:23 AM
ông bà bạn mất năm nào? sau khi ông mất gia đình bạn có văn bản phân chia di sản hay chưa?

coimexco-cty
28-07-2012, 10:23 AM
Câu hỏi của bạn quá chung chung và các dữ kiện đưa ra không rõ ràng nên mình chỉ dám trả lời là theo điều 675 và 676 BLDS 2005 thì tài sản của ông bà nội bạn phải được xác định lại và sau đó chia đều cho cả 6 người con của ông bà nội bạn.
Mình chỉ thắc mắc là việc Bác cả của bạn được đứng tên trong sổ đỏ là như thế nào? Do được nhận đất từ thừa kế hay là tự làm sổ đỏ???? Bạn nên đưa ra câu hỏi rõ rằng hơn, nhất là về vấn đề thời gian mất của ông bà nội bạn? Thời gian làm sổ đỏ? ...