PDA

View Full Version : ai sẽ được hưởng thừa kế


lengo_ltd
28-07-2012, 10:20 AM
Ông tôi có 2 người con gái và một người con trai với người vợ trước và 1 người con gái với người vợ sau nhưng không đăng ký kết hôn. Ông tôi có 2 căn nhà và cho 2 người vợ ấy đứng tên, người vợ dầu chết để lại cho con trai đúng tên ,người vợ sau để lại cho con gái đứng tên khi cô đi lấy chồng .Bây giờ người con trai được đứng tên ngôi nhà đã chết và em gái ruột của ông ta đứng tên . Vợ ông con trai hiện nay dang muốn bán căn nhà đó vậy con của người chị cả của người con trai có được hưởng không nếu người chị ấy đã chết rồi và nếu được hưởng thì sẽ được hưởng như thế nào và người em khác mẹ kia của người con trai có được hưởng không

tai-viet
28-07-2012, 10:20 AM
Minh đang tham gia 1 vụ án chia tài sản theo pháp luật gần 2 năm nay nhưng TA chưa xử, có nhiều lý do. Mình muốn đưa lên diễn đàn để tham khảo ý kiến các thành viên.
Vợ chồng A và B có 1 căn nhà nhưng không có con chung. A có 4 con riêng trước khi lấy B. A chết 1979, B chết năm 1992, cả 2 không để lại di chúc. B không có người thân nào ( cả 3 hàng thừa kế đều không có). Người con đầu của A chết năm 1986, để lại 7 người con. Cách chia ? Cơ sở pháp lý?

inexim-iec
28-07-2012, 10:20 AM
Bạn không nên bức xúc quá để có những câu không hay như vậy. Mỗi người một hoàn cảnh bạn àh. Họ đã chấp nhận sống như vậy không ý kiến gì thì mình là người ngoài cũng không nên tham gia. Lần sau bạn cẩn thận hơn nhé
__________________________


TH1: Nếu không có tranh chấp về quyền thừa kế thì tất nhiên chỉ có con của người chị sẽ được hưởng.
TH2: có tranh chấp thì xét lần lượt như sau:
- Di sản của ông bạn sẽ được chia như sau: 1/2 tài sản có chung với vợ trước + 1/2 tài sản có chung với vợ sau (nếu vợ sau xác nhận khối tài sản đó là chung nhé). Nếu di chúc có để lại cho vợ sau nữa thì vợ sau cũng sẽ là người đồng thừa kế di sản đó, còn nếu di chúc theo pháp luật thì vợ sau không được thừa kế mà chỉ có con của vợ sau mới được thừa kế.
- Di sản của ông bạn chia theo pháp luật: vợ hợp pháp, 2 người con của vợ cả và 1 người con của vợ sau, bố mẹ ông bạn (nếu còn sống). Đây là hàng thừa kế thứ 1 và di sản của ông bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ 1.
- Tiếp đền người con trai chết. Thì hàng thừa kế 1 chỉ bao gồm: vợ và các con. Khi vợ và các con không còn thì mới đến anh chị em trong gia đình. Di sản của người con trai cũng được chia như của ông bạn.
Bạn phải chứng minh được tài sản của người con trai đó có trong thời kì hôn nhân, sang tên cho chị gái anh ta theo hình thức như thế nào? (cho, tặng hay bán có văn bản hay không? thời điểm diễn ra chuyển nhượng có chữ kí của người vợ không?). Còn anh chị em được hưởng thừa nếu hàng thừa kế thứ 1 không còn ai.
__________________________


Theo như cháu thì điều này cũng tương đối rõ mà chú. Tài sản của A và B đã được nhập vào khối tài sản chung rồi đúng không chú? Chắc chắn các con của A vẫn chăm sóc cho B chứ ạ? Theo cháu tài sản được chia 4 phần bằng nhau. Người con đầu của A chết thì các con của con đầu sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Chỉ có vậy thôi ạ. Vậy có còn lý do nào nữa không mà chú chưa nêu ra, cháu thấy cũng không khó chia lắm mà vì B không có hàng thừa kế nào cả.

qnkha
28-07-2012, 10:20 AM
mình không hiểu theo như câu hỏi của bạn thì thời hiệu để chia di sản của A và B là năm 2002, Tòa án thụ lý cách đây 2 năm tức 2009 => thời hiệu đã hết từ rất lâu, nhưng Tòa án vẫn thụ lý sao???

hieuducco
28-07-2012, 10:20 AM
Chao bạn mickey445566.
Nghị quyết 02/2004/HĐTP ngày 10/8/2004:
2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
+ Bạn muanuoclu lưu ý Đ677 BLDS 2005 "thừa kế thế vị" nhé: Con chết sau cha (1986)

+K1 Đ31 luật hôn nhân gia đinh năm 2000 :1. Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế.










0
__________________________
Lưu ý: 3 người con ở xa, có gửi tiền về giúp mẹ kế. Người cháu, con của người đã chết ở với bà nội kế, có công chăm sóc. Lưu ý D679.BLDS 2005

keithng
28-07-2012, 10:20 AM
gọi 4 người con riêng của ông A là X,Y, Z, T
7 người con của người con thứ nhất (ông X) là C, D, E, G, H, I, K
Trong vụ này, tôi nghĩ phần di sản của ông A chia theo pháp luật thông thường không có gì để bàn cãi cả. phần cơ bản là xác định lại mối quan hệ của bà B và các con riêng của ông A. vì nó là một căn nhà nên chúng ta tạm tính giá trị ngôi nhà là 560triệu.
Vậy di sản của ông A là 560/2=280triệu. Trước tiên chia di sản của ông A:
ông A chết không để lại di chúc => chia theo luật. số di sản mỗi ngươì được hưởng là:
bà B = X=Y=Z=T=280/5=56triệu
ông X chết năm 1986, coi như không có di chúc, ta sẽ chia theo luật, vậy di sản mỗi người con được hưởng là:
C=D=E=F=G=H=I=J= 56/7= 8 triệu.
Tài sản của bà B có: 280+56= 336 triệu
Do bà B chết không để lại di chúc nên phần tài sản của bà B chia theo luật.
Theo Điều 679 BLDS. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.
Trường hợp này cần xác định rõ bà B có được các con riêng của chồng chăm sóc nuôi dưỡng như cha mẹ hay không (nếu có thì bao nhiêu người).
Trong bài này, bạn fivelawyer chỉ nói là 3 người con đi làm xa có gửi tiền về cho bà B và 1 đứa cháu con ông X ở với bà và chăm sóc bà. Chi tiết này chưa rõ là có quanhệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha mẹ con hay không. họ sống với bà không? chăm sóc không? việc gửi tiền từ bao giờ. Riêng trường hợp đứa cháu ở với bà không xác định được điều gì, vì luật chỉ quy định trường hợp con riêng với mẹ kế,nên cần xác định lại mối quan hệ của ông X và bà B.

tanthanhfurniture
28-07-2012, 10:20 AM
Chào ban nganhaxanh!
Vấn đề hết sức nhạy cảm " nuôi dưỡng như cha mẹ"! Theo tình tiết cụ thể là 3 người con kia ở Hoa Kỳ, có 1 người ( tạm cho là Z), có gửi tiền về cho mẹ kế vài lần, có thư từ qua lại của 2 mẹ con. Khổ nổi là chữ viết và chữ ký của bà mẹ trong thư có đúng 100% không? nếu căn cứ theo Đ679 mà TA xử thì như thế nào đây? và không được thì phần di san của bà B xung vào Nhà nước. Xin tiết lộ cho bạn là ngôi nhà này o TPHCM gia trị khoảng chừng 25 tỷ đó bạn và bà Z là nguyên đơn, bị đơn là C. Thân ái.
__________________________
Ông X sinh năm 1937, chết 1986. Xác đinh mối quan hệ ông X với bà B, thì tinh từ năm 1975 đến 1986 = 11 năm nuôi dưỡng.Vì năm 1975, 3 người em của ông ra đi (vượt biên).

dalatbeco
28-07-2012, 10:20 AM
Tại thời điểm tòa chia di sản thì bà B và ông X đã chết. Theo như cách chia của nganhxanh thì những người đó đã chết cũng được hưởng phần, nếu vậy thì có hợp lý không? Mà nếu như không chia 1 phần cho ông X thì nguyên 1 bày con của ông ta chẵng có gì cả?