PDA

View Full Version : tranh chấp tài sản khi bố tôi không đồng ý ly hôn với mẹ tôi vì bố tôi có con riêng...


spn
28-07-2012, 10:15 AM
Xin kính chào Luật sư!!!
Tôi có những vấn đề thắc mắc kính mong Luật sư hỗ trợ và giải thích giúp tôi.

Trước năm 1975 bố mẹ tôi kết hôn trong đơn vị bộ đội, do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ có giấy hôn thú viết tay, sau 1975 bố mẹ tôi chuyển công tác từ Bắc vào Sài gòn làm ăn. lúc này đời sống khá giả lên, bố mẹ tôi có được 5 căn nhà đều đứng tên bố mẹ tôi và chỉ có tôi là con một trong nhà, cũng trong thời gian này Bố tôi đã có quan hệ khác với 2 người phụ nữ và có được 3 đứa con riêng (hiện chưa đến 15 tuổi). hiện tại Bố mẹ tôi đã sống ly thân, mẹ tôi muốn ly dị nhưng bố tôi không đồng ý vì sợ chia đôi tài sản (vì con riêng Bố tôi chưa mang họ cha) và tất cả đất đai nhà cửa đều có mẹ tôi đứng tên. Hiện tại Bố mẹ tôi không có giấy Đăng ký kết hôn theo mẫu mà trong hộ khẩu có ghi rõ là vợ chồng.

Năm 2010 tôi lấy vợ Bố tôi có cho tôi 1 căn nhà, nhưng căn nhà này do bác tôi đứng tên nên Bố tôi sang tên cho tôi theo hợp đồng mua bán. tôi đang đứng tên sổ đỏ căn nhà này.
Tôi xin hỏi:
1. căn nhà tôi đang đứng tên sau này các con riêng của Bố tôi có được tranh chấp với tôi không?
2. Mẹ tôi muốn đơn phương ly dị thì cần những bằng chứng gì ?
3. khi các con riêng của Bố tôi chứng minh được là chúng có giấy khai sinh theo họ bố tôi, và bố tôi làm di chúc cho con riêng nhưng mẹ tôi không đồng ý ký vào thì di chúc có hợp lệ hay không?
4. Bố tôi đã có con riêng với 2 người phụ nữ là thức tế nhưng làm sao tôi biết được đó chính xác là con riêng của bố tôi, bố tôi nhiều tiền nên có thể lo lót để con ông ấy có giấy khai sinh cho con riêng, như vậy là có hợp pháp và tôi được kiện không?
5.Nếu bố mẹ tôi cứ treo lơ lửng giấy tờ nhà mà không ly dị, Bố tôi làm một di chúc cho các con riêng, mẹ tôi làm di chúc cho tôi. sau này lở bố tôi mất thì di chúc có hiệu lực không? và tài sản lúc đó sẽ được chia như thế nào?
Tôi xin nhờ Quý luật sư tư vấn giúp tôi, xin chân thành cảm ơn!!!

bef34
28-07-2012, 10:15 AM
Vấn đề của bạn như sau:
1. Nếu hợp đồng mua bán nhà đó là đúng pháp luật, có công chứng và đã sang tên cho bạn thì bạn được toàn quyền quyết định căn nhà đó (trừ trường hợp hợp đồng mua bán nhà bị vô hiệu do lừa dối hoặc giả tạo...). Các con riêng của bố bạn không có quyền tranh chấp vì không có tư cách chủ thể.
2. Mẹ bạn có thể nộp đơn lý hôn ra Tòa án cấp huyện (nơi cư trú của bố bạn) để yêu cầu giải quyết. Nộp kèm theo đơn là các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kết hôn (trường hợp của bố mẹ bạn do kết hôn trước năm 1975 thì Tòa án vẫn thụ lý mặc dù không có giấy đăng ký kết hôn).
- CMND và hộ khẩu
- Giấy khai sainh của các con (ruột)
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản)
- Các giấy tờ khác do Tòa án yêu cầu.
Trong đơn ly hôn phải nêu rõ các nội dung: lý do xin ly hôn, việc nuôi con (chưa thành niên) hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung (nếu muốn).
3. Bố bạn chỉ có thể lập di chúc đối với tài sản riêng của mình, trường hợp là tài sản chung của vợ chồng thì việc lập di chúc phải được cả 02 vợ chồng lập, nếu không sẽ bị vô hiệu về mặt hình thức và sẽ không phát sinh hiệu lực khi bố bạn mất.
4. Việc yêu cầu xác định cha mẹ con chỉ được Tòa án giải quyết khi đúng chủ thể yêu cầu (cha, mẹ hoặc con). Vì vậy, bạn và mẹ bạn không có quyền “kiện” trong trường hợp này.
5. Nếu không có sự thỏa thuận nào khác giữa bố mẹ bạn thì 5 căn nhà sẽ là tài sản chung của vợ chồng. Về nguyên tắc mỗi người sẽ được ½ tổng giá trị 5 căn nhà đó (tạm đặt là X). Trường hợp bố hoặc mẹ bạn mất mà không để lại di chúc hoặc có để lại nhưng di chúc không hợp pháp thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Theo đó những người trong hàng thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy sẽ có các trường hợp sau:
+ Trường hợp bố bạn mất trước: tài sản của bố bạn là ½ X sẽ chia đều cho: mẹ bạn, ông nội, bà nội (nếu còn sống), bạn, các anh chị em ruột của bạn và các con riêng của bố (con ngoài giá thú).
+ Trường hợp mẹ bạn mất trước: tài sản của mẹ bạn là ½ X (cộng với sẽ chia đều cho: bố bạn, ông ngoại, bà ngoại (nếu còn sống), bạn và các anh chị em ruột.
+ Trường hợp 02 người chết cùng lúc: tài sản sẽ được chia như sau:
- ½ X (của bố) chia đều cho: ông nội, bà nội (nếu còn sống), bạn, các anh chị em ruột của bạn và các con riêng của bố (con ngoài giá thú).
- ½ X (của mẹ) chia đều cho: ông ngoại, bà ngoại (nếu còn sống), bạn và các anh chị em ruột.
Như vậy, bạn và các anh chị em ruột sẽ đuợc hưởng cả 02 phần từ bố và mẹ.
Hy vọng giúp ích cho bạn! Nếu không rõ vần đề nào bạn cứ hỏi, tôi sẽ cố gắng giải thích cho bạn hiểu!

daithanhxk
28-07-2012, 10:15 AM
Vấn đề của bạn tôi xin tư vấn thêm như sau:
1/ Tài sản này bạn nhận chuyển nhượng từ bác bạn bằng hợp đồng hợp pháp nên bạn cứ yên tâm vì bạn đã là chủ sở hữu căn nhà trên rồi.

2/ Về đơn phương ly hôn thì mẹ bạn làm đơn gửi Tòa án cấp quận nơi cư trú của cha bạn để được giải quyết.
Thủ tục ly hôn xin tham khảo: http://phamnghiem.com.vn/vn/bieu-mau/huong-dan-thu-tuc-to-tung-tai-toa-an-nhan-dan-thanh-pho-ho-chi-minh/khoi-kien/ly-hon/huong-dan-khoi-kien-an-ly-hon/

Căn cứ ly hôn xin tham khảo tại: http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/trao-doi-khoa-hoc-nghiep-vu-to-tung/MMEVXK025154/YMOFWO032118/

các khái niệm về căn cứ ly hôn xin tham khảo tại: http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/trao-doi-khoa-hoc-nghiep-vu-to-tung/MMEVXK025154/GJUSVS032155/;
http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/trao-doi-khoa-hoc-nghiep-vu-to-tung/MMEVXK025154/QNUIKF032254/;
http://phamnghiem.com.vn/vn/luat-su/trao-doi-khoa-hoc-nghiep-vu-to-tung/MMEVXK025154/RDOMTW032326/.

Ly thân là căn cứ quan trọng để xác định đời sống chung không thể kéo dài...và Tòa án sẽ cho các bên ly hôn.

3/ Các tài sản trên là tài sản chung của vợ chồng nên về nguyên tắc khi chia tài sản khi ly hôn thì chia đôi. Như vậy, cha bạn có quyền lập di chúc để định đoạt 1/2 tài sản đó. Trong di chúc ông có quyền để lại cho bất kỳ ai.

Thậm chí ông có thể lập di chúc định đoạt tài bộ tài sản chung của cả mẹ bạn nhưng khi đó thì di chúc bị vô hiệu một phần đó là phần của mẹ bạn còn phần còn ông vẫn có hiệu lực.
Nên việc mẹ bạn có đồng ý hay không thì di chúc vẫn có giá trị pháp lý đối với phần tài sản của cha bạn.

4/ Việc xác định con thì tôi không bàn thêm
Nhưng nếu sau này cha bạn mất không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng không để lại cho những người này và họ được hưởng theo diện Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc thì bạn có quyền khởi kiện tranh chấp thừa kế và bạn có quyền yêu cầu Tòa án xác định những đứa con riêng trên không được hưởng di sản vì đó không phải là con ruột của cha bạn.

5/ Nếu cha bạn lập di chúc để lại 1/2 tài sản của ông cho con riêng thì khi ông mất trước mẹ bạn thì di sản sẽ được chia cho mẹ bạn, ông nội, bà nội bạn (còn sống) sẽ được chia 2/3 suất thừa kế theo pháp luật theo khoản 1 Điều 669 BLDS. Sau khi chia xong cho những người trên thì sẽ chia theo di chúc.

Ngược lại, mẹ bạn mất trước thì di sản sẽ được chia cho cha bạn, ông ngoại, bà ngoại bạn (còn sống) sẽ được chia 2/3 suất thừa kế theo pháp luật theo khoản 1 Điều 669 BLDS. Sau khi chia xong cho những người trên thì sẽ chia theo di chúc là của bạn.

www.phamnghiem.com.vn

phamfood
28-07-2012, 10:15 AM
Tôi xin chân thành cảm ơn LS đã tư vấn:
Thật sự Bố tôi rất ích kỹ, ông ấy luôn toan tính để chiếm được tài sản càng nhiều càng tốt, vì tôi đã có gia đình, cuộc sống cũng tạm ổn định, bố tôi muôn dành phần tài sản còn lại cho 3 đứa con riêng ông ấy.
Bố tôi công tác tại đồng nai có khi cả năm mới về thăm mẹ tôi (hiện đã về hưu), rồi ông có 2 vợ, những người vợ bố tôi quen toàn là gái bia ôm nên họ không có văn hóa và rất trắng trợn giang hồ. hiện tại dưới đồng nai bố tôi có thêm 2 căn nhà và rất nhiều đất đai đều thuộc sở hữu của ông. Tôi và mẹ biết đều đó nên cũng nghĩ bố tôi cũng nhiều đất và nhà ở ĐNai nên vợ con riêng của ông cũng đủ sống không tranh chấp nhà cửa trên này. Nhưng họ rất tham lam biết trên thành phố còn nhiều nhà nên lúc nào cũng dụ dỗ bố tôi chiếm đoạt, nên lúc nào về nhà ông cứ kiêm chuyện với mẹ rồi lại đi, vì bố tôi làm ở đơn vị bộ đội nên cũng được cấp nhiều đất. tôi xin hỏi thêm vấn đề này:
1.Tôi và mẹ không biết rõ dưới ĐỒNG NAI bố tôi có bao nhiêu tài sản, nhưng sau này ra tòa hoặc lập di chúc ông ấy không kê khai tài sản dưới đó( hoặc có kê khai nhưng không đủ) mà chỉ kê khai tài sản trên Thành Phố thì rất thiệt thòi cho tôi và mẹ, tôi phải làm sao để biết được tổng tài sản của bố tôi dưới đó?
2.Bố tôi quen 2 vợ lẻ(không có hôn thú) với mẹ tôi nửa là 3 vợ, vậy ông ấy có bị vi phạm pháp luật và bị xử lý như thế nào?
Xin cảm ơn nhiều !!!
__________________________

__________________________


Tôi xin chân thành cảm ơn LS đã tư vấn:
Thật sự Bố tôi rất ích kỹ, ông ấy luôn toan tính để chiếm được tài sản càng nhiều càng tốt, vì tôi đã có gia đình, cuộc sống cũng tạm ổn định, bố tôi muôn dành phần tài sản còn lại cho 3 đứa con riêng ông ấy.
Bố tôi công tác tại đồng nai có khi cả năm mới về thăm mẹ tôi( hiện đã về hưu), rồi ông có 2 vợ, những người vợ bố tôi quen toàn là gái bia ôm nên họ không có văn hóa và rất trắng trợn giang hồ. hiện tại dưới đồng nai bố tôi có thêm 2 căn nhà và rất nhiều đất đai đều thuộc sở hữu của ông. Tôi và mẹ biết đều đó nên cũng nghĩ bố tôi cũng nhiều đất và nhà ở ĐNai nên vợ con riêng của ông cũng đủ sống không tranh chấp nhà cửa trên này. Nhưng họ rất tham lam biết trên thành phố còn nhiều nhà nên lúc nào cũng dụ dỗ bố tôi chiếm đoạt, nên lúc nào về nhà ông cứ kiêm chuyện với mẹ rồi lại đi, vì bố tôi làm ở đơn vị bộ đội nên cũng được cấp nhiều đất. tôi xin hỏi thêm vấn đề này:
1.Tôi và mẹ không biết rõ dưới ĐỒNG NAI bố tôi có bao nhiêu tài sản, nhưng sau này ra tòa hoặc lập di chúc ông ấy không kê khai tài sản dưới đó( hoặc có kê khai nhưng không đủ) mà chỉ kê khai tài sản trên Thành Phố thì rất thiệt thòi cho tôi và mẹ, tôi phải làm sao để biết được tổng tài sản của bố tôi dưới đó?
2.Bố tôi quen 2 vợ lẻ( không có hôn thú) với mẹ tôi là 3 vợ, vậy ông ấy có bị vi phạm pháp luật và bị xử lý như thế nào?
Xin cảm ơn nhiều !!!
__________________________


Tôi xin chân thành cảm ơn LS đã tư vấn:
Thật sự Bố tôi rất ích kỹ, ông ấy luôn toan tính để chiếm được tài sản càng nhiều càng tốt, vì tôi đã có gia đình, cuộc sống cũng tạm ổn định, bố tôi muôn dành phần tài sản còn lại cho 3 đứa con riêng ông ấy.
Bố tôi công tác tại đồng nai có khi cả năm mới về thăm mẹ tôi(hiện đã về hưu), rồi ông có 2 vợ, những người vợ bố tôi quen toàn là gái bia ôm nên họ không có văn hóa và rất trắng trợn giang hồ. hiện tại dưới đồng nai bố tôi có thêm 2 căn nhà và rất nhiều đất đai đều thuộc sở hữu của ông. Tôi và mẹ biết đều đó nên cũng nghĩ bố tôi cũng nhiều đất và nhà ở ĐNai nên vợ con riêng của ông cũng đủ sống không tranh chấp nhà cửa trên này. Nhưng họ rất tham lam biết trên thành phố còn nhiều nhà nên lúc nào cũng dụ dỗ bố tôi chiếm đoạt, nên lúc nào về nhà ông cứ kiêm chuyện với mẹ rồi lại đi, vì bố tôi làm ở đơn vị bộ đội nên cũng được cấp nhiều đất. tôi xin hỏi thêm vấn đề này:
1.Tôi và mẹ không biết rõ dưới ĐỒNG NAI bố tôi có bao nhiêu tài sản, nhưng sau này ra tòa hoặc lập di chúc ông ấy không kê khai tài sản dưới đó( hoặc có kê khai nhưng không đủ) mà chỉ kê khai tài sản trên Thành Phố thì rất thiệt thòi cho tôi và mẹ, tôi phải làm sao để biết được tổng tài sản của bố tôi dưới đó?
2.Bố tôi quen 2 vợ lẻ(không có hôn thú) với mẹ tôi là 3 vợ, vậy ông ấy có bị vi phạm pháp luật và bị xử lý như thế nào?
Xin cảm ơn nhiều !!!

daithanhxk
28-07-2012, 10:15 AM
Vấn đề của bạn như sau:
1/ Theo quy định tại Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân…Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng hướng dẫn cụ thể tại Điều 5: Các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng khi đăng ký quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng …bao gồm: nhà ở, quyền sử dụng đất và những tài sản khác mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Việc đăng ký các tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng phải ghi tên của cả vợ và chồng. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng đã đăng ký quyền sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chỉ ghi tên của một bên vợ hoặc chồng, thì vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản đó để ghi tên của cả vợ và chồng. Nếu vợ chồng không yêu cầu cấp lại giấy tờ đăng ký quyền sở hữu tài sản, tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Như vậy, nếu bạn biết nơi bố bạn đang có 02 căn nhà và thuộc quyền sở hữu của bố bạn thì mẹ bạn có thể liên hệ với Phòng Tài nguyên Môi trường nơi đó để biết thông tin và xin điều chỉnh thêm tên mẹ bạn vào. Tuy nhiên nếu đó là tài sản riêng của bố bạn thì mẹ bạn không được can thiệp (tài sản riêng là tài sản có trước khi kết hôn; tài sản được tặng, cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng trong khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân).
Còn việc muốn biết bố bạn có bao nhiêu tài sản thì chỉ có cách tự bạn tìm hiểu hoặc có thể nhờ Văn phòng Thừa phát lại (tại Tp.Hồ Chí Minh) xác minh tài sản của bố bạn và phải chịu phí xác minh.
2/ Bạn có thể gửi đơn đến UBND cấp xã nơi bố bạn đang cư trú để tố giác hành vi vi phạm pháp luật (vi phạm chế độ một vợ, một chồng). Hành vi này chỉ có thể bị khởi tố hình sự khi gây hậu quả nghiêm trong hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

vinatex
28-07-2012, 10:15 AM
Tôi xin tiếp lời tư vấn của bạn khakha7988 như sau:
1/ Việc xác minh tài sản là rất khó khăn, nếu bạn biết chính xác tài sản đó ở địa phương nào thì nhờ người quen giúp đỡ để xác minh.
Thừa phát lại tp.Hồ Chí Minh cũng là cách nhưng chức năng của họ theo Nghị định 61/2009/ND-CP thì một trong 4 công việc được làm là "Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự."
Điều 30. Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản hay có điều kiện thi hành án ngoài địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, vụ án của cha, mẹ bạn phải giải quyết xong bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật và cơ quan thi hành án đã ra quyết định thi hành án lúc đó thừa phát lại mới xác minh điều kiện thi hành án được.
Cho nên bạn nên dùng mối quan hệ hoặc con đường hành chính để tự xác minh là tốt nhất.

Thực tiễn: Tôi cũng gặp 01 trường hợp này và phải tự xác minh sau đó tìm ra được tài sản là quyền sử dụng đất khoảng 1.400m2 ở quận 7 chỉ mang tên chồng thôi.

2/ Việc xử lý hình sự đối với tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo Điều 147 BLHS là rất khó vì khái niệm: "chung sống như vợ chồng với người khác" hiện nay chưa được giải thích. Thế nào là chung sống như vợ chồng. Nếu tôi đã có vợ sau đó ăn, ở, ngủ chung với 01 người khác thì có phải là "chung sống như vợ chồng" không? Rất khó, chỉ cần lách nhẹ là không bao giờ vi phạm như lâu lâu vẫn về nhà, không dùng tiền chung hay bất kỳ hành vi không liên tục nào là xong.

Thực tiễn tội này hiếm khi xử lý

Chào bạn!