PDA

View Full Version : Cần giúp đỡ vấn đề lập di chúc


hwakyungbc
28-07-2012, 09:23 AM
Tôi năm nay 22 tuổi còn đủ cả cha lẫn mẹ và đang có ý định lập di chúc trong trang thái hoàn toàn minh mẫn. Tôi hoàn toàn không có bệnh tật gì hết, nhưng tôi sợ có những điều không hay xảy ra với mình bất ngờ.
Vì 1 số lý do nên tôi muốn lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của tôi cho dì tôi là em ruột của mẹ. Dì đã có chồng.
Vậy nay tôi cần phải làm những thủ tục gì, cách làm như thế nào để hợp pháp, di chúc có được viết dứoi dạng mẫu sẵn hay không nếu có mẫu xin diễn đàn gửi cho tôi 1 mẫu và tôi phải đến những cơ quan nào??
Nhân đây cho tôi được hỏi thêm là trường hợp khi đi làm di chúc có cần bản sao các di sản ( nhà đất và tiền mặt ngân hàng, cũng như giấy cho vay nợ) để lại của tôi không, nếu cần thì chỉ cần bản photo hay photo công chứng.
Trong di chúc tôi muốn toàn bộ phần tài sản để lại cho dì tôi sau khi tôi mất thì dì tôi có nghĩa vụ phải dùng tài sản đó chu cấp nuôi dưỡng, chăm sóc cho mẹ tôi trong điều kiện tốt nhất tương đương với phần tài sản mà tôi để lại,và khi mẹ tôi có yêu cầu về tiền mặt thì phải đáp ứng, sau khi mẹ tôi mất phải an táng cho mẹ tôi ( vì số tài sản của tôi quy ra tiền mặt là rất lớn) , toàn bộ tài sản đó bố tôi không được thừa hưởng cái gì hết, nhưng sau khi bố tôi mất dì tôi phải lo hậu sự cho bố tôi.
Trong khi lập di chúc để lại cho dì tôi, thì phần tải sản đó có được tính là tải sản riêng của dì hay không?
Khi 2 vợ chồng dì ly dị thì tài sản của tôi để lại có bị chia đôi hay không?
Đó là tất cả những gì tôi mong muốn được diễn đàn tư vấn.
Mong các bạn hãy giúp đỡ tôi để di chúc của tôi được hơp pháp và người thừa hưởng di sản sau khi tôi mất phải có nghĩa vụ chăm sóc cho mẹ tôi 1 cách tốt nhất.
Nếu có thể tôi mong các bạn có thể thảo giúp tôi 1 mẫu dành cho trường hợp của tôi.
Xin chân thành cám ơn.

dalatbeco
28-07-2012, 09:23 AM
Trả lời: Di chúc là một loại văn bản mà ngày xưa người ta vẫn thường gọi là chúc thư. Nó được trình bày như một bức thư, trong đó thể hiện ý chí và tâm nguyện của người viết. Do đó, không có một bản mẫu chuẩn cho loại hình văn bản này. Trong di chúc ông hãy ghi rõ những gì ông muốn(ý chí và nguyện vọng) vào phần nội dung. Ông đến cơ quan công chứng sẽ làm thủ tục hợp pháp cho ông.
Ví dụ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

DI CHÚC
Tại Phòng Công chứng số....................... tỉnh/thành phố ..............................................
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng Công chứng),
Tôi là (ghi rõ họ và tên):............................................ ..........
Sinh ngày:........./......../................
Chứng minh nhân dân số:....................cấp ngày......./......./........tại .........................
Hộ khẩu thường trú: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) .................................................. ..........................................…… ……………..
Trường hợp vợ chồng lập Di chúc chung thì ghi như sau :
Tôi là (ghi rõ họ và tên):............................................ ..........
Sinh ngày: …../….../.……
Chứng minh nhân dân số: .………..cấp ngày ….. /.…/.……. tại ………………..
Hộ khẩu thường trú:.(trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú) ………………………………………… ………………………………………… ……
cùng vợ là Bà : ...
Sinh ngày: …../….../…………...
Chứng minh nhân dân số: ……………....cấp ngày .... /…./…….. tại …………...
Hộ khẩu thường trú: (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú)……………………………………… ……………………………………….
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi (chúng tôi) lập di chúc này như sau:
(Ghi rõ: Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản; Trong trường hợp có chỉ định người thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).










Trong trường hợp Di chúc có người làm chứng thì ghi thêm các nội dung sau :
Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi (chúng tôi) có mời người làm chứng là :
ông (Bà): ...
Sinh ngày: .……/…..../………...
Chứng minh nhân dân số: …………...cấp ngày .... /.…/.…… tại ……………….
Hộ khẩu thường trú: (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú).…………………………………… ……………………………………….
ông (Bà): ...
Sinh ngày: .……/…..../………...
Chứng minh nhân dân số: …………...cấp ngày .... /.…/.…… tại ……………….
Hộ khẩu thường trú:(trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú). ………………………………………… ………………………………….
Những người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Tôi (chúng tôi) đã đọc di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và ký vào di chúc này trước sự có mặt của công chứng viên.


Người làm chứng (nếu có) Người lập di chúc
1. (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
2. (Ký và ghi rõ họ tên)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày.........tháng...........năm.............. (bằng chữ ...........................................)
(Trường hợp công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, thì ghi thêm giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn)
Tại Phòng Công chứng số.........thành phố Hồ Chí Minh
(Trường hợp việc công chứng được thực hiện ngoài trụ sở, thì ghi địa điểm thực hiện công chứng và Phòng công chứng),
Tôi......................................., công chứng viên Phòng Công chứng số.........thành phố Hồ Chí Minh

Chứng nhận:
- Ông/bà .................................. đã tự nguyện lập di chúc này;
- Theo sự nhận biết của tôi, tại thời điểm công chứng, ông(bà) có đầy đủ năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;
- Nội dung di chúc phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người lập di chúc đã đọc bản di chúc này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong di chúc và đã ký vào di chúc trước sự có mặt của tôi;

- Di chúc này được lập thành .......... bản chính (mỗi bản chính gồm ....... tờ, ........ trang), cấp cho người lập di chúc ........... bản chính; lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.
Số công chứng .........., quyển số ..........TP/CC-SCC/HĐGD.
Công chứng viên
(ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
__________________________
di chúc đính kèm

lobimex
28-07-2012, 09:24 AM
Chào bạn: Vấn đề bạn thắc mắc tôi xin phúc đáp như sau.
Nếu tôi hiểu không nhầm thì mục đích quan trọng nhất của bạn lập di chúc là để dì bạn quản lý khối tài sản này thay mẹ bạn. Toàn bộ số tài sản này dùng để phụng dưỡng cho mẹ bạn.
Vấn đề thứ nhất: Nếu bạn làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cho dì bạn, thì đương nhiên khối tài sản này sẽ là của dì bạn. Khi đó dì bạn có toàn quyền định đoạt đến khối tài sản đó.
Vấn đề thứ hai: Trong di chúc bạn muốn "tôi muốn toàn bộ phần tài sản để lại cho dì tôi sau khi tôi mất thì dì tôi có nghĩa vụ phải dùng tài sản đó chu cấp nuôi dưỡng, chăm sóc cho mẹ tôi trong điều kiện tốt nhất tương đương với phần tài sản mà tôi để lại,và khi mẹ tôi có yêu cầu về tiền mặt thì phải đáp ứng, sau khi mẹ tôi mất phải an táng cho mẹ tôi ( vì số tài sản của tôi quy ra tiền mặt là rất lớn) , toàn bộ tài sản đó bố tôi không được thừa hưởng cái gì hết, nhưng sau khi bố tôi mất dì tôi phải lo hậu sự cho bố tôi." Như vậy sẽ xảy ra xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mẹ bạn và gì bạn.

Theo tôi hướng giải quyết như sau.
Bạn làm di chúc để lại toàn bộ di sản của mình cho mẹ bạn, dì bạn sẽ thay mặt mẹ bạn quản lý khối tài sản này và dùng khối tài sản đó để phụng dưỡng mẹ bạn.
Tuy nhiên bạn lưu ý các vấn đề sau đây. Bộ Luật dân sự quy định những người sau đây đương nhiên được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (điều 669)
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Nếu bạn chưa có vợ và con: Thì Ba bạn vẫn đương nhiên được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Tương đương với 1/3 tổng số di sản của bạn để lại.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe
Trân trọng

safashion
28-07-2012, 09:24 AM
Trước hết tôi xin cám ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong những lúc này. Nhưng có 1 số điều tôi vẫn chưa hiểu rõ lắm mong các bạn chỉ dẫn giúp tôi được rõ hơn.

Thứ nhất : Như bạn Vũ Hải nói "Nếu bạn làm di chúc để lại toàn bộ tài sản cho dì bạn, thì đương nhiên khối tài sản này sẽ là của dì bạn. Khi đó dì bạn có toàn quyền định đoạt đến khối tài sản đó" thì khi vợ chồng dì tôi ly dị thì tài sản của tôi có bị chia đôi không hay nó vẫn hoàn toàn là của dì tôi.


Thứ hai : "Trong di chúc bạn muốn "tôi muốn toàn bộ phần tài sản để lại cho dì tôi sau khi tôi mất thì dì tôi có nghĩa vụ phải dùng tài sản đó chu cấp nuôi dưỡng, chăm sóc cho mẹ tôi trong điều kiện tốt nhất tương đương với phần tài sản mà tôi để lại,và khi mẹ tôi có yêu cầu về tiền mặt thì phải đáp ứng, sau khi mẹ tôi mất phải an táng cho mẹ tôi ( vì số tài sản của tôi quy ra tiền mặt là rất lớn) , toàn bộ tài sản đó bố tôi không được thừa hưởng cái gì hết, nhưng sau khi bố tôi mất dì tôi phải lo hậu sự cho bố tôi." Như vậy sẽ xảy ra xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mẹ bạn và gì bạn."" Vậy xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa mẹ tôi và dì tôi là gì????? Liệu có khả năng nào dì tôi vẫn nhận số di sản đó nhưng không thực hiện nghĩa vụ với mẹ tôi không???? Và khi mẹ tôi có nhu cầu về tiền mặt thì có được đáp ứng từ dì tôi không?????? Nói đến đây xin cho tôi được nói thêm, tôi hoàn toàn tin tưởng dì tôi nhưng tôi muốn cho mọi việc chặt chẽ để lỡ có việc gì không hay xảy ra thì mẹ tôi cũng có thể được sống thoải mái đầy đủ vì mẹ tôi đã khổ nhìu rồi.


Thứ ba : "Bạn làm di chúc để lại toàn bộ di sản của mình cho mẹ bạn, dì bạn sẽ thay mặt mẹ bạn quản lý khối tài sản này và dùng khối tài sản đó để phụng dưỡng mẹ bạn." Giả sử tôi trong di chúc tôi để lại toàn bộ tài sản cho mẹ tôi nhưng dì tôi sẽ thay mặt quản lý khối tài sản này và dùng nó để phung dưỡng mẹ tôi thì khi tôi mất cha mẹ tôi ly dị thì số tài sản này có phải chia đôi hay không? Hay nó vẫn là của mẹ tôi hoàn toàn. Và khi mẹ tôi mất thì số tài sản tôi để lai cho mẹ tôi sẽ thuộc về dì tôi hay Ba tôi nếu trường hợp cha mẹ tôi chưa ly dị.

Thứ tư : Bộ Luật dân sự quy định những người sau đây đương nhiên được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc (điều 669)
+ Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
+ Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
Nếu bạn chưa có vợ và con: Thì Ba bạn vẫn đương nhiên được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Tương đương với 1/3 tổng số di sản của bạn để lại. Tôi không hiểu khi tôi mất thì nhà tôi chỉ còn mẹ tôi và ba tôi vậy ba tôi đương nhiên được hưởng 1/2 số tài sản chứ???? Nếu tôi không muốn Ba tôi nhận 1/2 số tài sản này thì tôi phải làm như thế nào?

Thứ năm : 1 trường hợp không tưởng nhưng vì nó vẫn có khả năng xảy ra, cả nhà tôi không còn ai hết thì số tài sản của tôi sẽ như thế nào.

Tôi xin chân thành cám ơn quý bạn đã xem qua và có nhũng suy nghĩ với thắc mắc của tôi.
Mong được nhận lời tư vấn từ quý bạn.
Trân trọng!!!!!!!!

phamfood
28-07-2012, 09:24 AM
BẠN ạ. một số tư vấn trên đây chưa chính xác làm bạn khó hiểu tôi xin giải thích đính chính như sau:
thứ nhất: có ý kiến cho rằng di chúc là văn bản vầ được gọi là chúc thư là chưa chính xác, di chúc có thể lập bằng miệng, gọi là chúc ngôn.
thứ hai: khi bạn lạp di chúc thì không đồng nghĩa với việc tài sản đó đã thuộc quyền sở hữu của bạn. nó chỉ thuộc quyền sở hữu của dì bạn sau thời điểm mở di chúc là khi bạn chết đi.
thứ ba: bạn có ý nguyện cho ai thì ghi rõ cho người đấy để tránh những tranh chấp sau này, những nghĩa vụ tài sản của người nhận thừa kế bạn cũng nên ghi rõ trong di chúc (đáp ứng những yêu cầu gì?)
thứ tư: bố, mẹ, vợ, con bạn (nếu có) thuộc diện thừa kế không không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên họ vẫn có quyền hưởng một xuất bằng 2/3 xuất của một người chia theo pháp luật.
thứ năm: tài sản bạn di chúc lại toàn bộ cho dì bạn nên tài sản đó không bị chia chác gì sau khi dì li hôn với chồng.
Hình thức và quy trình lập di chúc đã có thành viên khác nói rõ, bạn tham khảo.Cũng hiếm khi có người trẻ tuổi hỏi về di chúc như bạn, chứng tỏ ý thức pháp luật của người dân đã khá. Chúc bạn có quyết định sớm nhất