PDA

View Full Version : có thể ngăn chặn việc lập di chúc được không?


yensaokh
28-07-2012, 09:17 AM
Ông ngoại em vẫn còn khỏe mạnh và đang có ý định lập di chúc. Ông Ngoại em lúc trước nói là sẽ chia lại tài sản cho 2 con là ngôi nhà cho má em và cậu(là con nuôi của ông bà ngoại em) có sự chứng kiến cùa mọi người trong nhà,nhưng bây giờ ông lại nghe lời người con nuôi không chịu chia nhà cho má em nữa mà buộc má em phải bán phần tài sản đó cho người con nuôi với số tiền là 600tr chia làm 3 năm,mặc cho mọi người trong gia đình đều lên tiếng phản đối vì sự vô lý này.Em nghe nói có thể làm đơn khiếu kiện tranh chấp không cho lập di chúc được không?
Luật có ghi rõ "Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật."vậy cho em hỏi làm sao xác minh được người lập di chúc có bị lừa dối hay không?

vungtau
28-07-2012, 09:17 AM
Căn cứ theo dữ kiện bạn nêu thì ông bạn vẫn chưa lập di chúc. Và ông đã hứa miệng chia tài sản cho 2 người con. Như vậy ông bạn có quyền chuyển giao tài sản cho 2 người con (cho tặng)
Khi mẹ bạn đã được ông bạn cho tặng tài sản thì tài sản này thuộc sở hữu của mẹ bạn, do đó, chỉ có mẹ bạn có quyền định đoạt số tài sản này

Di chúc thể hiện ý chí của người để lại di sản sau khi qua đời, là quyền của mỗi công dân nên không ai có quyền ngăn cản.
Việc lập di chúc phải tuân thủ theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật Dân Sự 2005. Nếu có căn cứ việc lập di chúc là không hợp pháp, các đương sự có liên quan có quyền khiếu nại/yêu cầu TA giải quyết.

quan_huynh74
28-07-2012, 09:17 AM
Cám ơn bạn Eli.Nhưng khổ nỗi ông mình không chuyển giao tài sản cho 2 người con,chỉ muốn nguyện vọng giao tài sản sau khi khi ông bà mất.Bây giờ ông ép buộc má mình phải bán miếng đất đó cho người con nuôi là 600tr(vì nghe lời xúi giục của người con nuôi), và má mình không đồng ý vì căn nhà đó trị giá đến 5 tỷ.Nhưng nếu ông làm di chúc để lại hết toàn bộ ngôi nhà đó cho người con nuôi thì vẫn phải chiếu theo Di Chúc đó quyết định phải không?
Theo pháp luật qui định thì người thừa kế bắt buộc bao gồm :con chưa thành niên, cha, mẹ ,vợ, chồng;con đã thành niên mà không có khả năng lao động .Vậy nếu má tôi năm nay đã 57 tuổi - đã về hưu thì có được xem là người thừa kế bắt buộc hay không?

umivungtau
28-07-2012, 09:17 AM
theo mình nghĩ thì nếu ông bạn để lại cho người con nuôi theo di chúc thì căn cứ vào di chúc mà quyết định

cho mình hỏi trường hợp của mình
hồi nhỏ bà nội mình trước lúc mất có để lại di chúc căn nhà từ đường cho mình nhưng mình chưa đủ tuổi nên ủy quyền cho ba mình quản lý và có người làm chứng (ở ngoài quê)
1 thời gian ba mình bận công việc nên đưa di chúc đó cho người cháu ruột giữ giúp
nay mình đã lớn, ba mình yêu cầu người cháu đó trả bản di chúc để mình đứng tên
nhưng người đó lúc nói làm mất , lúc nói không hề có di chúc và đòi phải chia đất nhà từ đường.
mình thì không quan tâm lắm nhưng người đó khi say hay tìm cớ gây sự với ba mình nên muốn làm cho ra lẽ
hỏi: mình có khả năng đòi lại không(người làm chứng và di chúc đã mất)
nếu chia thì căn cứ đời con gần nhất hay chia đều cho tất cả con cháu hiện nay
người chú đã mất (ba của ông trên) mất trước khi nội mất thì có tính không

minhduongf
28-07-2012, 09:17 AM
Mong bạn làm rõ lại thông tin này, vì đọc tôi vẫn chưa hiểu lắm ý bạn.

Ông bạn bắt ép mẹ bạn bán mảnh đất hay ngôi nhà với giá 600 triệu? và mảnh đất hay ngôi nhà đang được ai đứng tên.

Bạn cung cấp lại diễn đàn sẵn lòng giúp bạn.
____________ :spam: ______________



gởi bạn install, bạn cho tôi hỏi thêm 1 vấn đề nữa trước khi giúp bạn, khi bạn còn nhỏ, như bạn nói cha bạn được ủy quyền ( thật ra từ này không chuẩn nhưng chúng ta sẽ bàn sau ) vậy việc cha bạn nắm giữ tài sản thay bạn ngoài người làm chưng thì còn có bất cứ giấy tờ gì liên quan, chứng tỏ việc này không?

duongtramanh.bdg
28-07-2012, 09:17 AM
Theo mình biết thì lúc lập di chúc ngoài di chúc ko có giấy tờ gì nữa
trong di chúc có chữ ký của ng làm chứng xác nhận, bà nội(lăn tay) và ba mình
ng đó ở ủy ban xã, ko biết có bản lưu hay ko nữa vì khi ba mình đi hỏi thì xã ko có (ko lục hồ sơ nhưng khẳng định là ko có)
ng làm chứng cũng mất rồi nên theo mình nghĩ xem như là ko có di chúc
cám ơn bạn đã quan tâm

qtuanfashion
28-07-2012, 09:17 AM
chào bạn install , trong trường hợp tình huống xấu nhất khi mà không thể lấy lại được bản di chúc, không còn người làm chứng mà cũng chẳng còn bất cứ 1 giấy tờ, 1 căn cứ gì cho thấy cụ bà khi mất để lại toàn bộ tài sản cho bạn, và cha bạ là người quản lý tài sản đó thì vấn đề nhìn nhận như sau:

Như vậy xem như trường hợp người chết ( cụ bà ) không có di chúc để lại ( vì phía bạn không chứng minh được có di chúc ) thì trước hết nguyên tắc là chia theo pháp luật, vậy ai được hường di sản khi đó, theo quy định thì những người thuộc hàng thừa kế đâu tiên thì được hưởng bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy khi cụ bà chết thì di sản thuộc về cha bạn, nếu cha bạn còn có những anh em hoặc những ai thuộc những đối tượng vừa nêu thì di sản được chia đều ra, những người được hưởng di sản phải còn sống sau khi cụ bà chết. Như vậy thì người cháu đang được cho là giữ di chúc mà bạn đề cập không có phần trong khối di sản đó. Lưu ý với bạn những vấn đề tôi vừa nêu chỉ đúng nếu tình tới hiện nay cụ bà chết chưa quá 10 năm.

Nếu cụ bà chết đã quá 10 năm thì những người hiện đang còn sống bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết ( tức cụ bà ) được xem là đồng sở hữu đối với khối di sản chung, phần của mỗi người bao nhiêu do chính họ tự thõa thuận, nếu không thõa thuận được thì nguyên tắc chia đều.

Phân tích như thế để bạn thấy rằng:
1/ người cháu kia không thể được hưởng 1 phần tài sản gì nều không được sự đồng ý của cha bạn và những người tôi nêu trên.
2/ Nếu trong những người tôi nêu trường hợp cụ bà mất chỉ còn ba bạn thì di sản thuộc hoàn toàn ba bạn, còn vấn đề giữa bạn và ba bạn thì dễ giải quyết.

Nhưng tôi nhận định rằng có thể di chúc chưa mất, vì người cháu kia muốn có phần di sản nên gây sức ép thế thôi. Có vấn đề gì bạn cứ liên lạc dd

benco_group
28-07-2012, 09:17 AM
Chào các bạn.

Theo quy định tại Điều 662 Bộ Luật dân sự thì người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc thay thế di chúc vào bất cứ lúc nào. Di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc mất, do đó, mặc dù ông bạn đã lập di chúc nhưng ông bạn vẫn là chủ sở hữu đối với tài sản lập di chúc và có quyền định đoạt tài sản đó (bán, chuyển nhượng, tặng cho...) bất cứ lúc nào mà không ai có quyền ngăn cản. Trường hợp ông bạn đã bán tài sản để lại di chúc thì đương nhiên di chúc đó hết hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 667 Bộ Luật dân sự.

Thân chào bạn.

Hoàng Ngân
Email: ngan.vo@vietnamlawfirm.com.vn

aumy.wood
28-07-2012, 09:17 AM
cám ơn bạn đã giải thích
cho mình hỏi thêm là người chú đã mất trước nhưng người thím vẫn còn sống lúc nội mất thì vẫn xem như đc phân chia đúng không. như vậy người cháu đó xem như đc hưởng phần từ mẹ

aumy.wood
28-07-2012, 09:17 AM
bạn yên tâm, không có trường đó đâu, vì người thím là con dâu của bà cụ thì không thuộc hàng thừa kế thứ nhất, không đuọc hưởng di sản theo quy định này.