PDA

View Full Version : Hỏi về thừa kế di sản khi không có di chúc


tqcovtau
28-07-2012, 09:16 AM
Căn nhà do cha me tôi để lại chưa có chủ quyền nhà nhưng cha mẹ tôi đã mất, không để lại di chúc. Trong gia đình tôi có tất cả là 8 anh em, nhưng 7 người anh em tôi đều khá giả, tôi muốn xin anh em tôi 1 phần tài sản của cha mẹ tôi để lại. Có được không???? Nếu như anh em tôi không đồng ý thì tôi phải làm thế nào để đươc hưởng phần tài sản đó????

thinhphat
28-07-2012, 09:16 AM
Căn nhà giờ đã là di sản của Bố, Mẹ, do đó muốn bán phải có sự đồng thuận của tất cả những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất. Trân trọng.

thanhhungjsc
28-07-2012, 09:16 AM
Tôi xin được trả lời bạn như sau:
Theo như bạn nêu, cha,mẹ bạn đẫ mất, không có để lại di chúc. Do đó, nếu chia thừa kế thì di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia theo pháp luật. Căn cứ theo 2 điều sau:

Như vậy đối với trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có quyền đòi hưởng phần di sản của cha mẹ bạn.
Tuy nhiên, trước hết anh chị em bạn cần thỏa thuận với nhau về cụ thể ai sẽ được hưởng bao nhiêu và cách thức nhận tài sản.
Nếu như vẫn không thống nhất hay thỏa thuận được thì bạn hoàn toàn có thể gửi đơn yêu cầuTòa án nhân dân tiến hành chia di sản theo quy định của pháp luật.
Cụ thể di sản có thể sẽ được chia đều cho toàn bộ anh chị em bạn.
Chào bạn!

hoangphuc174
28-07-2012, 09:16 AM
Theo khoản 2 Điều 685 Bô luật dân sự quy định: "Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc đinh giá hiện vật và thỏa thuận người giữ hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia."
Như vậy trong trường hợp trên, mặc dù còn một người không đồng ý nhưng nếu những người còn lại thống nhất chia ngôi nhà thì họ có thể bán ngôi nhà để chia.

pramod
28-07-2012, 09:16 AM
Để bán được khối tài sản trên, trước tiên bạn phải tiến hành 1 trong 2 phương án đó là Khai nhận di sản thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế

Theo quy định của pháp luật, khi một người chết không để lai di chúc, di sản của người đó được chia theo theo quy định của pháp luật về "thừa kế theo pháp luật", tức là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đều được chia đều. Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bố, mẹ, vợ, chồng, con của người chết. Trong trường hợp không còn ai ở Hàng thừa kế thứ nhất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ 2 mới được nhận di sản, (trường hợp này là rất hiếm gặp).

Người được hưởng thừa kế theo pháp luật tiến hàng thủ tục khai nhận di sản thừa kế, hoặc phân chia di sản thừa kế. Mục đích của 2 việc này là chuyển di sản thừa kế của người chết sang 1 hoặc những người thừa kế còn sống.
Ở mỗi hình thức đều có sự khác nhau:

- Đối với khai nhận di sản thừa kế: Hình thức này có thể hiểu là tài sản vẫn được giữ nguyên Sau khi khai nhận. khối tài sản đó có thể thuộc sở hữu 1 người hoặc một số người thừa kế. Nếu tài sản thuộc một số người thì họ là đồng sở hữu chung hợp nhất.

- Đối với phân chia di sản thừa kế: Sau khi phân chia, tài sản sẽ được chia cụ thể cho từng người thuộc hàng thừa kế, mỗi người đều có quyền riêng đối với tài sản mà mình được hưởng. Tuy nhiên, đối với trường hợp di sản là Bất động sản, thủ tục này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (vì có các tỉnh, thành phố đều có quy định diện tích tối thiểu được phép chia tách).

Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện tại các phòng công chứng, Phòng công chứng căn cứ vào đơn yêu cầu và hồ sơ xin khai nhận thừa kế để ra thông báo niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường nơi có tài sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Sau một thời gian niêm yết (trước là 30 ngày), nếu không có tranh chấp, kiếu nại gì, Công chứng viên sẽ lập văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định.

Trường hợp của bạn mục đích là bán, theo tôi nên chọn phương thức 1, người thuộc hàng thừa kế không đồng ý bán thì có thể thỏa thuận trả cho người này 1 số tiền tương ứng với phần di sản mà họ được hưởng.

Sau khi có Văn bản khai nhận di sản thừa kế, bạn có thể ký hợp đồng chuyển nhượng ngay mà không nhất thiết phải làm thủ tục đăng ký sang tên.

ptchien
28-07-2012, 09:16 AM
gia đình ông nội tôi có 9 người con .Do chiến tranh giờ chỉ còn 3 người còn sống.Bố tôi,chú(đá có vợ và 3 đứa con) và một người cô(không có chồng ).Ông nội tôi chết không để lại di chúc ,khi ông nội chết thì người cô và người chú( cùng vợ con) tiếp tuc sống ở ngôi nhà do ông nội tôi để lại.Người cô của tôi sau đó vào thành phố buôn bán nhỏ.vào khoảng 4-5 năm trước khi có đợt làm sổ đỏ về đất đai,người chú của tôi đã tự ý đứng tên mình mà bố tôi không hề hay biết ,còn cô của tôi có biết không thì tôi không rõ.Gần đây giữa bố tôi và chú tôi xảy ra mâu thuẫn ,vì chú tôi đòi phá nhà thờ ông bà để làm nhà khác nhưng bố tôi không chịu.Hai bên xảy ra mâu thuẫn ngày càng lớn,cứ mỗi lần như vậy chú tôi lại bảo sổ đỏ là do chú đứng tên nên chú có quyền làm.Tháng trước bố tôivà chú có mời những người lớn tuổi trong dòng họ đến giải quyết .Cuối cùng bố tôi đồng ý chia nửa mảnh đất vườn cho chú tôi làm nhà ,còn mảnh đất có nhà thờ thì người cô của tôi và bố tôi chịu trách nhiệm thờ cúng.Bố tôi và chú tôi đã thống nhất như vậy.Nhưng khi đến lúc làm nhà thì chú tôi lại lấn sang phần đất nhà thờ ,đến lúc này bố tôi chịu không nổi nữa ,bố tôi quyết định kiện ra tòa để chia lại tài sản (vì lúc đầu bố tôi đã nhân nhượng nhưng chú tôi ngày càng quá đáng).Nhưng khổ nỗi sổ đỏ là do chú tôi đứng tên.Xin cho tôi hỏi:
-Sổ đỏ đó chú tôi đứng tên" có hợp pháp không"? .
-nếu giải quyết tại tòa thì chia mảnh đất đó ra sao.?
Tôi xin cảm ơn

thuan-phuong
28-07-2012, 09:17 AM
Vấn đề thứ nhất mình xin chia sẻ cùng bạn phần đất nhà thơ chú của bạn không có quyền đập đi và xây nhà vào vì đó là đất thờ cúng !
Thứ hai khi chú bạn làm sổ đỏ thì phải biết được rằng cô bạn và bố bạn có biết không ? như bạn nói bố bạn không biết, phải có bằng chứng nào đó chứng minh bố bạn không hề biết và do không thể biết, không có khả năng để biết. Và nếu thêm cả cô bạn cũng không biết nữa thì việc làm sổ đỏ là không hợp phợp pháp do đất đó là đồng sở hữu của bố bạn chú bạn và cô bạn.!
Khi ra Tòa nếu làm được như thế thì mảnh đất nhà thờ sẽ không chia phần còn lại chia làm ba !
Thaks ! Have a nice day !:65:

qtuanfashion
28-07-2012, 09:17 AM
mời mọi người tham gia thảo luận vấn đề sau:
Ông Nguyễn Văn A và Trần Thị B kết hôn với nhau. Vợ chồng chồng họ sinh ra 4 người con. Tất cả con cái của họ đều có gia đình. tài sản của ông A và B gồm 2 căn nhà và do ông nguyễn văn A đứng tên sở hữu. năm 1997, bà B qua đời. Đầu năm 2000, bà Nguyễn Thị K - con gái của ông A và bà B qua đời, bà K có 1 người con trai là anh Lê Văn H. Năm 2009, ông A qua đời nhưng không để lại di chúc phân chia tài sản. Sau khi ông A chết, 3 người con còn lại của ông A và bà B tiến hành phân chia tài sản. Anh H biết tin và đòi hỏi quyền thừa kế. cho em hỏi, trong trường hợp này anh H có được thừa kế không và được hưởng như thế nào?
rất mong mọi người tham gia thảo luận

danglongco
28-07-2012, 09:17 AM
Theo quy định của Bộ luật dân sự
cụ thể Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy anh Lê văn H cũng được hưởng thừa kế và là thừa kế thế vị mà đáng lẽ khi còn sống mẹ anh được hưởng

benco_group
28-07-2012, 09:17 AM
xin chúc các thành viên nhiều sức khỏe.
xin giup tôi phân tích