PDA

View Full Version : làm thế nào với vụ này, phân chia tài sản!


umivungtau
28-07-2012, 09:13 AM
Ông A và bà B kết hôn năm 1950 sinh được chị C, chị D, chị E, chị F. Năm 1959 do mâu thuẫn gia đình ông A đến sống chung vói bà G sinh được chị K và anh Q.
Năm 1975, chị C kết hôn với anh X sinh được cháu M và N, nhưng chị C chết sau khi sinh cháu N được 1 năm. Năm 2005 ông A chết để lại di chúc truất quyền thừa kế của bà B
Và cho anh Q hưởng 1/2 tài sản. Các con bà B rất bất bình với nội dung bản di chúc của ông A nên sau khi mai táng cho cha hết 10 triệu, chị D làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế của ông A. Tòa án xác định được tài sản của ông A như sau:
1. Tài sản của ông A và bà B là 540 triệu
2. Tài sản của ông A và bà G là 960 triệu
Với trường hợp vậy phải giải quyết sao??:66:

minhduongf
28-07-2012, 09:13 AM
trời:68::68::68::68:giống hệt 1 câu hỏi khác?:39::39::39:khó hiểu đây

tamexim
28-07-2012, 09:13 AM
lần này thì đi rùi!! hic chỉ thấy người zo xem mà không ai trả lời lấy 1 câu:((:((:((
:65::65:

huda
28-07-2012, 09:13 AM
Tình huống của em đua ra cũng không có gì phức tạp cả. Đây là tình huống mà trong trường chắc chắn là các thầy cô đã ra bài tập khi học phần Pháp luật về Thừa kế trong môn học Luật Dân sự Việt Nam.
1. Mở thừa kế lần thứ nhất: Khi chị C chết
Do đề bài không nêu rõ chị C có để lại di sản thừ kế hay không, nên giả sử chị C không để lại di sản thừa kế. Nếu chị C có để lại di sản thừa kế thì phải xem xét xem chị C có để lại Di chúc hay không để phân chia di sản thừa kế của chị vì nó sẽ ảnh hưởng đến khối tài sản của ông A.
2. Mở thừa kế lần thứ hai: Khi ông A chết.
- Ông A kết hôn với bà B năm 1950 và năm 1959 chung sống với bà G nên cả bà B và bà G đều là vợ hợp pháp của ông A (vì trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc - ngày Luật hôn nhân và gia đình 1960 của nước ta có hiệu lực và ngày 25/03/1977 ở miền Nam - ngày Hội đồng Chính phủ mới ban hành Nghi quyết 76/CP công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước, trong đó có Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy, ngày 25/031977 được coi là ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam, chưa có quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng nên pháp luật vẫn thừa nhận một người có thể có nhiều vợ hoặc nhiều chồng).
- Di sản để lại thừa kế của ông A là: 1/2 Tài sản A-B (270 triệu) + 1/2 Tài sản A-G (480 triệu) - Mai táng phí (10 triệu) = 740 triệu
- Ông A để lại Di chúc truất quyền thừa kế của bà B và chia cho anh Q 1/2 Di sản thừa kế. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bà B được hưởng thừa kế của ông A mà không phụ thuộc vào nội dung Di chúc.
Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
Vậy bà B được hưởng là: 740/8 X 2/3 = 61,66 triệu
- Q được hưởng theo Di chúc: (740 - 61,66)/2 = 339,17 triệu
- Phần Di sản còn lại không được định đoạt trong Di chúc nên sẽ được chi theo pháp luật theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005. Điểm a, khoản 2 Điều 675 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
"2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

..."
- Những người được thừa kế theo pháp luật của ông A gồm: Chị C ( vì chị C chết trước ông A nên M và N sẽ được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005. Điều 677 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."), chị D, chị E, chị F, anh K, anh Q và bà G (bà B không được hưởng vì đã bị ông A truất quyền, bà chỉ được hưởng thừa kế theo Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 như đã tính ở trên). Vậy
M+N = D = E = F = K = Q = G = 339,17/7 = 48,45 triệu.
- Tuy nhiên theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì bà G được hưởng thừa kế của ông A không phụ thuộc vào nội dung của Di chúc và bà được hưởng phần di sản bằng hai phần ba của một xuất thừa kế nếu di sản được chi theo pháp luật. Tức là bà phải được hưởng: 61,66 triệu. Vậy phần còn thiếu của bà G sẽ lấy của anh Q bù sang cho đủ.
Tóm lại phần di sản mỗi người được hưởng như sau:
B = G =61,66 triệu;
D = E = F = K = 48,45 triệu;
M = N = 48,45/2 = 24,225 triệu;
Q = (339,17 + 48,45) - (61,66 - 48,45) = 374,41 triệu

huongmoi
28-07-2012, 09:13 AM
hix. tiến ơi. về cách chia mình thống nhất cách chia như bạn nhưng trong trường hợp này không phải thế. vì những lý do sau đây:
thứ nhất bài không nói rõ độ tuổi của 2 con bà G.tài sản của ông A= 1/2 tài sản chung với bà B + 1/2 tài sảnchung vói bà G
thứ 2 đây không phải là trường hợp cán bộ công tác miền nam trước 1975 nên không công nhận trường hợp hôn nhân 1 chồng 2 vợ kiểu này.đè bài cũng nêu rõ: Năm 1959 do mâu thuẫn gia đình ông A đến sống chung vói bà G sinh được chị K và anh Q.điều đó đồng nghia với việc hôn nhân của ông A với G là bất hợp pháp và không được pl bảo vệ vì vậy liên quan tới vấn đề độ tuổi của 2 con K và Q nếu 2 người này đã thành niên thì không được xếp vào diện và hàng thừa kế thứ nhất đâu, nếu 2 người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động(thoả mãn Điều 669 BLDS)thì mói được đưa vào diện và hàng thừa kế. bà G thì hoàn toàn không được đâu. bà ta chỉ được 1/2 giá trị tài sản chung nhau với ông A thôi. như vậy số người chia theo pháp luật ít hơn đấy.giải quyết những vẫn đè này rồi thì chia theo bạn TIENDHL là hợp lý,
con việc xác định thời điểm mở thừa kế của chi C minh nghĩ là không cần thiết và không liên quan tới việc giải bài này bởi đè bài chỉ muốn hỏi về chia tái sản của ông A, tuy rằng 2 con chi C có được hưởng phần thừa kế thế vị.nhưng chị C chết do sinh con không đẻ lại di chúc nên chia đôi cho 2 con của C.
mình giải bài này rồi nhưng lên mạng lại không mang theo. tiến và mọi người tính hộ mình nhé. cám ơn

spn
28-07-2012, 09:13 AM
Chắc bạn Biểnđêm.vh không phải là dân Luật rồi.
Thứ nhất, theo bạn thì bà G không phải là vợ hợp pháp của ông A và do đó bà G không được hưởng thừa kế của ông A là không đúng. Một lần nữa tôi xin nhác lại là trước ngày 03/01/1960 ở miền Bác và ngày 25/3/1977 ở miền Nam thì nếu một người đàn ông có nhiều vợ thì tất cả các bà vợ đó đều là vợ hợp pháp. Đề nghị bạn đọc lại Luật Hôn nhân và gia định năm 1959; Nghi quyết 76/CP ngày 25/03/1977 của Hội đồng Chính phủ Ban hành công bố danh mục 411 văn bản pháp luật áp dụng chung cho cả nước và Bộ luật Dân sự năm 2005.
Thứ hai, vì đề bài không nói rõ, là chị K và anh Q đã thành niên chưa và nếu đã thành niên rồi thì có mất khả năng lao động không, nếu chị K hay anh Q chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì sẽ được hưởng thừa kế ông phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc bạn cho rằng, nếu chị K và anh Q nếu đã thành niên thì không được hưởng thừa kế của ông A là không đúng. Đề nghị bạn đọc kỹ lại Điều 676, Bộ luật Dân sự 2005.
Thứ ba, bạn cho rằng xác định thời điểm mở thừa kế của chị C là không cần thiết. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì nếu chị C có tài sản thì khi chị C chết đi dù chị C có để lại di chúc hay không thì ông A vẫn được hưởng thừa kế của chị C và do đó sẽ ảnh hưởng đến di sản thừa kế của ông A khi ông mất. Mặt khác, việc bạn cho là: chị C chết do sinh con không đẻ lại di chúc nên chia đôi cho 2 con của C . Một lần nữa tôi lại phải nhắc lại bạn là bạn hãy đọc kỹ Điều 676, Bộ luật Dân sự 2005.

hoangphuc174
28-07-2012, 09:13 AM
bạn tiến à! thế nào mà bạn suy diễn quá vậy.bản thân chị C khi chết đề bài không nói đến và không có yêu cầu về vấn đề chia tài sản. còn bạn nêu ra một loại điều luật nhưng thiếu mất thông tư 02 về vấn đề giải quyết một số trường hợp đặc biệt như hôn nhân thực tế. bạn xem bây giờ thay đỏi thé nào rồi. nếu nhận mình là dân luật mà chưa đọc thì cũng phí đây. còn trường hợp của K và Q nếu không xét tới độ tuổi và những điều kiện của Điều 669 thì không thể chia đúng. bạn cứ tự xem lại đi nhé

hanhphucbichtrang
28-07-2012, 09:13 AM
Gửi ke0no1,
Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của anh Tiến trong trường hợp này; và cũng bổ sung 1 văn bản áp dụng giải quyết: điểm a) khoản 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC.

Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.

Rõ ràng là PL công nhận trong thời kỳ trên cho phép 1 người có nhiều vợ hoặc nhiều chồng.

longdatautovol
28-07-2012, 09:13 AM
mọi người không nhìn rõ trong trường hợp này tác giả ghi rõ là: Ông A và bà B kết hôn năm 1950 sinh được chị C, chị D, chị E, chị F. Năm 1959 do mâu thuẫn gia đình ông A đến sống chung vói bà G sinh được chị K và anh Q.như vậy đây không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế được pháp luật ghi nhân như đối với các cán bộ công tác miền nam trước 1975. hôn nhân của ông A với bà G là bất hợp pháp đề nghị Vu_civil07 đọc lại toàn bộ NĐ 02.

forimex_sbc
28-07-2012, 09:13 AM
Gửi biểnđêm.vh,
Những vân đề sau tôi trao đổi cùng bạn:
- Nguyên văn :" đề nghị Vu_civil07 đọc lại toàn bộ NĐ 02"; chẳng có NĐ02 nào cả, tôi chỉ biết có Nghị quyết số 02 mà thôi.

- Tôi không tranh luận với bạn, tôi không phản bác ý kiến của bạn; khả năng nhận thức của mỗi người khác nhau, tôi hiểu thế nào là ý chí, suy nghĩ của tôi khả năng của bạn hiểu như vậy tôi không ép.Tôi cũng chẳng yêu cầu bạn đọc văn bản gì, do đó bạn đừng gân gọng yêu cầu tôi phải đọc cái này cái kia.

- Hiểu thế nào về quy định của NQ 02/1990 ?
Quy định trên áp dụng trong 3 trường hợp:
+ T/h trước ngày 13-01-1960 ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc
+ T/h trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam
+ và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật.

Do đó, có thể nhận thấy NQ 02 không chỉ áp dụng cho riêng 1 trơờng hợp là cán bộ công tác miền nam trước 1975 như suy nghĩ của bạn. "như vậy đây không thuộc trường hợp hôn nhân thực tế được pháp luật ghi nhân như đối với các cán bộ công tác miền nam trước 1975."

Trước khi Luật hôn nhân gia đình 1959 có hiệu lực thì chế độ đa thê vẫn còn, và vẫn công nhận; một người có thể có nhiều vợ. Việc một người kết hôn , sau đó sống chung với người khác, thì người vợ lẽ này vẫn được nhà nước bảo hộ quyền lợi.