PDA

View Full Version : Chia di sản khi có người từ chối nhận di sản thừa kế


pjhuyenhanh
28-07-2012, 09:11 AM
Mình có một bài tập thừa kế nhưng không biết làm thế nào, mong mọi người giúp đỡ.......
A có vợ là B, có 3 con là X, Y, Z(10t). A di chúc cho B 630tr, cho bạn gái là C 720tr, cho X 180tr, ngoài ra còn 270tr A ko định đoạt. Nếu như B từ chối nhận di sản theo pháp luật thì di sản sẽ được phân chia như thế nào?

vhktuan
28-07-2012, 09:11 AM
người nào từ chối nhận di sản thì không nhận di sản, phần di sản nào chưa có di chúc chỉ định người thừa kế thì áp dụng các quy định chia thừa kế theo pháp luật cho những phần di sản đó. phần di sản bị từ chối nhận sẽ được chia theo pháp luật.
bạn áp vào là giải quyết được rồi!

tanbaolong2003
28-07-2012, 09:11 AM
Mình muốn biết là khi B từ chối nhận di sản theo pl thì phần di sản ko định đoạt trog di chúc là 270tr sẽ được chia cho X, Y,Z hay là phần 270 sẽ dc chia cho B,X,Y,Z rồi khi B từ chối nhận di sản theo PL thì phần mà B dc hưởng từ 270tr sẽ chia cho X,Y,Z?

hwakyungbc
28-07-2012, 09:11 AM
trước hết 2 trường hợp bạn nếu đó đều cùng đưa đến 1 kết quả cuối cùng, tức chỉ có X,Y,Z hưởng phần trong 270 triệu.

Về nguyên tắc giải quyết thừa kế thì ưu tiên cho di chúc trước, khi chia theo di chúc thì B đã có văn bản từ chối nhận di sản hợp pháp thì 270 chưa được di chúc định đoạt lẽ ra chia theo pháp luật có phần B nhưng B đã từ chối rồi thì 270 triệu đó chia 3 mà thôi.

Dù đi theo hướng nào thì kết quả cũng à 270:3= 90 thôi

lesen.dv
28-07-2012, 09:11 AM
Nhưng 2 trường hợp nay có liên quan khác nhau đến phần chia di sản cho Z. Vì Z là con chưa thành niên nên Z hưởng một phần di sản bằng 2/3 suất của người thừa kế theo pl. Khi ta chia theo 2 hướng khác nhau thi cách xác định phần cắt giảm cho Z từ những người nhận di sản theo di chúc khác sẽ khác nhau.

tandaiphat
28-07-2012, 09:11 AM
chào bạn nhienmai,
Qua nội dung bạn viết tôi hiểu bạn đang đề cập tới điều 669 - BLDS quy định về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nhưng có lẽ bạn đã hiểu chưa đúng lắm tinh thần của điều luật này, tôi xin phép đưa ví dụ thế này.
Trước hết trích luật cái đã:
Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
như vậy để 1 người được hưởng 2/3 suất thừa kế 1 cách đương nhiên thì noài việc thuộc 1 trong các đối tượng điều luật liệt kê tại khoản 1 và khoản 2 ra thì cần có thêm 2 điều kiện bắt buộc ( tức đồng thời xảy ra ).
thứ nhất, phải có di chúc, vì điều luât65 quy định " trong trường hợp người lập di chúc không cho hưởng...", nếu di sản phức tạp, chia nhiều phần, phần có di chúc phần thì không, thì điều luật này chỉ có tác dụng với phần nào có di chúc hẳn hoi.

Thứ hai, việc trích 2/3 khối di sản như điều luật quy định được tiến hành dựa trên sự giả sử ( điều luật dùng từ nếu tức là đưa ra 1 giả thuyết để giải quyết vấn đề )
ví như tình huống sau:
A mất vợ từ lâu, trước đó vợ chồng A sống với nhau có 3 người con là B,C,D. trong đó D chưa thành niên còn B và C đã trên 18 tuổi vào thời điểm A mất. A đã có di chúc từ trước đề lại toàn bộ di sản cho C và B (di chúc không để lại cho D là con chưa thành niên). Như vậy, trường hợp này có di chúc và vấn đề cần bàn nằm trong phần di sản có di chúc ( ở đây là toàn bộ di sản). Sau khi chia theo di chúc xong ta đưa ra 1 giả thuyết như sau: nếu di sản có di chúc lại được chia theo pháp luật tức cả B,C,D đều có phần như nhau ( cùng hàng thừa kế ), giả sử di sản là 45 triệu thì mỗi người sẽ được 15 triệu.

Vậy nếu chia theo pháp luật D lẽ ra có 15 triệu, thực tế chia theo di chúc D chẳng có xu nào, mà D lại chưa thành niên, do đó D được 2/3 của 1 phần theo pháp luật tức là (15x2):3=10 triệu, phần 10 triệu này C và B phải cùng trích ra cho đủ.

quay lại với tình huống của bạn về phần di sản 270 triệu hoàn toàn không có di chúc định đoạt nên không áp dụng điều 669 vào được.
B, X,Y,Z đều cùng hàng thừa kế, do đó tôi việt cùng kết quả là vậy.
chào bạn!