PDA

View Full Version : di chúc nào có hiệu lực!


thuan-phuong
28-07-2012, 09:00 AM
Gia đình tôi có 7 người con, 6 trai và 1 gái, con trai đầu ở Mỹ Tho, con trai thứ hai ở Úc (việt kiều), con trai thứ ba ở Tân Bình, con trai thứ tư ở Phú Nhuận, con trai thứ năm đang ở cùng nhà với con trai đầu, con gái và con trai út là tôi ở chung với cha mẹ từ lúc sinh ra cho đến khi bà mất. Tất cả đã có gia đình, con cái và cháu, chị gái tôi thì có chồng là người Na Uy. Ba tôi mất khá lâu và không để lại di chúc, mẹ tôi mất năm 2007 có để lại 2 dạng di chúc như sau : Một là tờ di chúc bằng văn bản viết năm 2004 được chứng tại phòng công chứng số 1 với nội dung là chia toàn bộ phần tài sản của mẹ tôi cho người con gái và phần tài sản của ba tôi cho 7 người con, trong tờ di chúc có 1 số vấn đề là tên mẹ tôi không chính xác, năm sinh cũng không chính xác, không có giấy chứng nhận sức khỏe của mẹ tôi(mẹ tôi lúc đó đã 95t, mẹ tôi không biết chữ, cũng không thấy đường), người làm chứng chỉ có 1 người và người đưa mẹ tôi đi làm di chúc lại chính là chị gái của tôi, mẹ tôi chỉ lăn tay xác nhận. Hai là đoạn phim mà con gái và vợ tôi quay được năm 2007 tại nhà và không có người làm chứng ngoài vợ và con gái tôi, lúc đó mẹ tôi nói là sẽ để lại căn nhà hiện tại cho 3 người con chưa có nhà cửa là con trai thứ năm, con gái và con út. Đến khi mẹ tôi mất đi vào 6/2008, sau thời gian đó thì tôi muốn làm theo ý nguyện mà mẹ tôi đã nói, nhưng chị gái tôi không chịu nên đưa tờ di chúc ra và đòi thừa hưởng theo di chúc mà chị tôi đã làm trước đó. Vậy tôi muốn hỏi rằng cả 2 dạng di chúc trên thì cái nào có hiệu lực? Nếu 1 trong 2 có hiệu lực thì việc phân chia tài sản sẽ thế nào?

cmfc
28-07-2012, 09:00 AM
Xin trích một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 để bạn tham khảo:
Điều 649.Hình thức của di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.
Điều 650. Di chúc bằng văn bản
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng;
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Điều 651. Di chúc miệng
1. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
2. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.
Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

Đối chiếu với các quy định trên thì: "Hai là đoạn phim mà con gái và vợ tôi quay được năm 2007 tại nhà và không có người làm chứng ngoài vợ và con gái tôi, lúc đó mẹ tôi nói là sẽ để lại căn nhà hiện tại cho 3 người con chưa có nhà cửa là con trai thứ năm, con gái và con út" sẽ không được coi là di chúc của mẹ bạn, vì theo bạn trình bày thì mẹ bạn mất tháng 6 năm 2008, và lời nói của mẹ bạn trong đoạn phim đó không thỏa mãn các quy định tại Điều 651, Điều 652 của Bộ luật dân sự để được coi là một di chúc miệng hợp pháp.

đối với "tờ di chúc bằng văn bản viết năm 2004 được chứng tại phòng công chứng số 1 với nội dung là chia toàn bộ phần tài sản của mẹ tôi cho người con gái và phần tài sản của ba tôi cho 7 người con, trong tờ di chúc có 1 số vấn đề là tên mẹ tôi không chính xác, năm sinh cũng không chính xác, không có giấy chứng nhận sức khỏe của mẹ tôi(mẹ tôi lúc đó đã 95t, mẹ tôi không biết chữ, cũng không thấy đường)"
trích Điều 646, Điều 653 Bộ luật dân sự:
Điều 646. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

nội dung của bản di chúc này gồm 2 phần: một phần mẹ của bạn định đoạt toàn bộ tài sản của bà cho con gái, một phần mẹ bạn định đoạt phần tài sản của Ba bạn cho người con.
Ba bạn mất không để lại di chúc, do vậy theo quy định của pháp luật thì tài sản của Ba bạn sẽ được chia theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất (mẹ bạn, bạn và các anh chị em ruột của bạn). vì di sản Ba bạn để lại chưa được chia nên nó là tài sản của các đồng thừa kế bao gồm mẹ bạn, bạn và các anh chị em ruột của bạn. việc mẹ bạn tự ý định đoạt phần tài sản của Ba bạn để lại mà không có ý kiến của các đồng thừa kế khác (trường hợp này là của các con) là không đúng quy định của pháp luật, phần di chúc đó sẽ không được coi là hợp pháp.
còn về việc bạn nói là trong di chúc thể hiện không chính xác tên mẹ bạn, không chính xác năm sinh...cần phải xem xét kỹ bản di chúc đó thì mới có thể kết luận được.
thời điểm công chứng là năm 2004 vì vậy bạn có thể tham khảo thêm Nghị định 75/2000/NĐ-CP
bạn vào liên kết dưới đây để xem
http://74.125.153.132/search?q=cache:fbcIlVEJX8oJ:www.hcmussh.edu.vn/USSH/ImportFile/Announcement/FileName181208024548.doc+75/2000/N%C4%90-CP&cd=5&hl=vi&ct=clnk&gl=vn
ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm Bộ luật dân sự năm 1995
Luật công chứng năm 2006 (vào liên kết dưới đây để xem)
http://74.125.153.132/search?q=cache:boGk5qwzJssJ:congchung.moj.gov.vn/uploads/File/vanban/Luat%2520cong%2520chung.doc+lu%E1%BA%ADt+c%C3%B4ng +ch%E1%BB%A9ng+2006&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

chúc bạn may mắn!

inexim-iec
28-07-2012, 09:00 AM
Tôi xin bổ sung thêm 1 ý như sau :
Di sản của Ba bạn là tài sản của các đồng thừa kế gồm Mẹ bạn và 7 người con. Nay Mẹ của bạn di chúc phần này chỉ chia cho 7 người con, nghĩa là bà tự nguyện từ chối nhận di sản phần của mình. Việc này chẳng những không xâm phạm mà còn mang lại lợi ích cho các đồng thừa kế khác vì được chia phần nhiều hơn và được pháp luật cho phép ( khoản 2 điều 642 Bộ luật dân sự 2005, tương ứng khoản 2 điều 645 BLDS 1995 ), cho nên phần di chúc đó sẽ không bị vô hiệu. Trân trọng.