PDA

View Full Version : Chia tài sản thế nào là hợp lý?


danglongco
28-07-2012, 08:55 AM
Chiều nay, em có học về phần thừa kế thế vị, thầy em có 1 tình huống như sau:
*A có 3 người con là B, C, D. B có 2 người con là M và N. C có 1 người con là P. Lúc còn sống, A có lập di chúc có công chứng và người làm chứng (trong đề này xem như di chúc được lập hợp pháp, không có trường hợp nếu thì để di chúc không hợp pháp) để lại toàn bộ tài sản cho 3 người con. Vào năm 2006 thì B chết, đến 2007 thì A chết, lúc này di chúc được công bố. Di sản mà ông A để lại là 900 triệu.Lúc này, C và D công khai từ chối nhận di sản của người cha. Lúc này, tài sản được chia như thế nào.
Sau 1 thời gian suy nghĩ, cả lớp có nhiều đáp án nhưng thầy em ra đáp án là:
+Thứ nhất, vì B và C công khai không nhận di sản, nên lúc này C và D không có quyền nhận di sản theo di chúc cũng như theo pháp luật.
+ Thứ 2, tại thời điểm này, B cũng không còn, nên mặc dù di chúc là hợp pháp nhưng hiệu lực của nó đã bị vô hiệu bởi không có người nhận di sản.
Nên lúc này, di sản được chia theo pháp luật, vì C và D không có quyền nhận di sản kể cả chia theo pháp luật, còn B thì đã chết, nên thừa kế không còn ai, tuy nhiên B lại có 2 người con, nên lúc này theo qui định thừa kế thế vị tại điều 677 BLDS 2005, nên lúc này M và N có quyền nhận di sản thay cha mình, là toàn bộ 900 triệu( là toàn bộ phần di sản do A để lại mà B có thể nhận nếu còn sống) và được chia đôi cho M và N.
Em không đồng ý với cách giải quyết như vậy, theo em thì giải quyết như sau:
+Đầu tiên, M và N có quyền nhận phần di sản thế vị do cha mình không nhận được là 300tr, vì B hoàn toàn không từ chối quyền thừa kế của mình.
+Sau đó còn 600tr, do C và D không nhận, B thì đã chết, nên hàng thừa kế thứ nhất không còn ai, ta sẽ tiếp tục chia cho hàng thừa kế thứ 2 là M, N, và P. Mỗi đứa sẽ được 200tr.
Theo em, suy cho cùng thì ý chí của A là để lại tài sản cho B, C, và D, hơn nữa, việc pháp luật qui định thừa kế thế vị là nhằm bảo đảm lợi ích cho những người đáng lẽ ra sẽ nhận được di sản thừa kế của người chưa kịp nhận thừa kế mà đã chết. Vì thế nên, việc M và N nhận hết tài sản cũng không theo ý của A. Và chia như thế rõ ràng là ảnh hưởng đến lợi ích của P, vì nếu không có qui định bảo vệ lợi ích cho M và N thì sẽ chia theo hàng thừa kế thứ 2, nên em nghĩ là M và N đã nhận nhiều hơn những thứ đã được hưởng.
Đây là quan điểm của em, mong các anh chị giúp em, là quan điểm của em như thế có hợp lý không? Và giải thích cho em là chia cho M và N như thế thì có ảnh hưởng đến P hay không? Tại sao.

khanhgiaco
28-07-2012, 08:55 AM
Bạn sửa lại tiêu đề bài viết giúp mình nhé bạn...Tiêu đề bài viết phải rõ ràng, thể hiện nội dung bài viết

phamfood
28-07-2012, 08:55 AM
Theo mình thì vì đây là thừa kế theo di chúc nên:
- C,D đã từ chối nhận thừa kế nên phần di sản của C, D sẽ chia theo pháp luật.
- B đã mất nên phần di sản đáng lẽ sẽ chia cho B sẽ vô hiệu theo quy định tại k2 điều 667 BLDS và phần tài sản này sẽ chia theo pháp luật.
Như vậy, toàn bộ tài sản của ông A sẽ chia theo pháp luật và mỗi người con của ông A sẽ được nhận 300 triệu.
- Vì B đã chết nên M, N nhận thừa kế thế vị 300 triệu
- Nếu C, D tiếp tục từ chối nhận phần di sản theo pháp luật thì nó sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ 2 của A bao gồm, M, N, P (600 tr còn lại).

hwakyungbc
28-07-2012, 08:55 AM
Trước hết, Mình cảm thấy rất vui khi có những SV như bạn: suy nghĩ, thắc mắc trước đáp án của GV.
Mình trả lời như sau :
-Xác định hiệu lực của di chúc:
+ Di chúc không có hiệu lực pháp luật một phần (ở phần di sản 300 triệu của B) do B là người thừa kế theo di chúc đã chết trước ông A.
+ Di chúc không hiệu lực ở phần di sản mà ông A đã cho C và D (600 triệu) do C và D đã từ chối nhận di sản.


-----> Kết luận di chúc không có hiệu lực toàn bộ ở phần di sản 900 triệu của ông A.
Từ đó, tài sản của ông A sẽ được chia theo pháp luật ---> Lúc này vấn đề thừa kế thế vị mới được đặt ra.
Khi chia theo pháp luật thì chia cho 3 người B, C, D . Nhưng vì C, D đã từ chối nhận di sản nên chỉ có B được hưởng mà thôi(toàn bộ di sản 900 triệu) nhưng vì B đã chết trước A nên hai con của B là M, N được thừa kế thế vị đối với di sản của ông nội (ông A) theo điều 677 BLDS.
Như vậy, M+N= 900 triệu.
· Tại sao P không được hưởng thừa kế của ông A trong trường hợp này?
Về các hàng thừa kế cần chú ý:
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng di sản bằng nhau, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc bị tước quyền hưởng di sản theo quy định của pháp luật.
C, D (hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn sống) và chỉ từ chối nhận di sản mà thôi.

Mình không đồng tình với ý kiến của bạn ở điểm sau đây:

----> Như thế ý bạn là 300 triệu mà B được hưởng theo di chúc hay theo pháp luật thì sẽ được M, N thừa kế thế vị? Nếu bạn nói theo pháp luật thì mình đồng ý!
Ở ý thứ hai,

Sao hàng thừa kế thứ nhất lại không còn ai? C, D vẫn còn sống cơ mà! P chỉ được hưởng di sản với tư cách hàng thừa kế thứ hai khi C, D và những người ở hàng thừa kế thứ nhất đều đã chết.
-Nhưng bạn nói: “Sau đó còn 600tr, do C và D không nhận, B thì đã chết”--->> tiếp tục chia theo pháp luật (thừa kế thế vị) --->> M+N.
Như thế có phải M+N = 900 triệu không?

tqcovtau
28-07-2012, 08:55 AM
Em cảm ơn anh Mạnh Hùng ạ( theo em dịch thì tên anh là vậy), em hiểu là phải chia như thế, nhưng em lại cảm thấy bất công cho P, em không biết lập luận nào để bảo vệ P. Thế anh có thể giải đáp thêm cho em, nếu trong trường hợp đề bài như trên, nhưng mà C bị truất quyền thừa kế thay vì ở đề bài trên là từ chối, còn mọi thứ vẫn giữ nguyên. Thì di sản được chia như thế nào ạ.
Tại vì lúc này phải xác định suất thừa kế, để cho C được nhận 1 kỷ phần bắt buộc.
Em xin cảm ơn ạ.

myduco
28-07-2012, 08:55 AM
Em xin lỗi ạ, em quên là C không thuộc diện được nhận kỉ phần bắt buộc. :23::23: