PDA

View Full Version : Làm lại di chúc khi một người đã mất?


tandaiphat
28-07-2012, 08:49 AM
Bố mẹ tôi có 7 anh em, 4 nam và 3 nữ tất cả đều lập gia đình và đã có nhà riêng. chỉ có người anh thứ 4 là đi tu nên bố mẹ tôi đã lập di chúc để lại toàn bộ căn nhà sở hữu chung của vợ chồng với mong muốn ngôi nhà được giữ lại để làm nơi thờ phụng, di chúc được lập vào tháng 9 năm 2004 và được lưu giữ tại UBND xã.
Năm 2005 bố tôi bệnh già và mất. Trong thời gian sinh sống mẹ tôi phát hiện những thái độ đối xử không tốt từ người hưởng di chúc nên muốn làm lại di chúc mới là để ngôi nhà này làm nơi thờ phụng và giao cho con trai út trông nom và quản lý. Xin hỏi mẹ tôi muốn làm như vậy có được không?
Cảm ơn và kính chào.

qnkha
28-07-2012, 08:49 AM
Theo di chúc và theo quy định của pháp luật thì ngôi nhà là tài sản được dùng vào việc thờ cúng và di chúc chung của bố mẹ bạn mới chỉ có hiệu lực một phần (vì mẹ bạn vẫn còn sống)

Theo quy định tại điều 670 Bộ luật dân sự, đối với di sản được sử dụng vào việc thờ cúng mà di chúc có chỉ định người quản lý thì "nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng."

Như vậy trong trường hợp này mẹ bạn và những người con khác có quyền thoả thuận giao phần di sản của bố bạn cho người khác quản lý mà không cần thiết phải lập di chúc khác.

aulachongvn
28-07-2012, 08:49 AM
Tôi thì có quan điểm hơi khác một chút.
Thứ nhất, về hiệu lực của di chúc, theo tôi, di chúc chung của bố mẹ bạn vẫn chưa có hiệu lực, vì Đ68, BLDS 2005 có quy định :
"Điều 668. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng
Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết". Như vậy, di sản (căn nhà) chưa được phân chia trên thực tế.
Thứ hai, về vấn đề bạn hỏi, mẹ bạn có thể sửa đổi di chúc chung để để lại toàn bộ căn nhà cho con trai út được hay không? Theo quan điểm của tôi là không thể.
Khoản 2, Điều 664, BLDS 2005 có quy định: "Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình". Như vậy, mẹ bạn chỉ có thể sửa đổi phân di chúc liên quan đến tài sản của mẹ bạn trong di chúc, trong trường hợp này chỉ là một nửa giá trị căn nhà (vì căn nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn nên mõi người sở hữu 1/2 căn nhà). Cho nên mẹ bạn không thể sửa di chúc chung để để lại toàn bộ căn nhà cho người con trai út trông nom, quản lí được (có chăng chỉ là 1/2 căn nhà - điều này hơi vô lí nhưng theo quy định của Luật là như thế)

umivungtau
28-07-2012, 08:49 AM
Đồng ý với bạn nhưng bây giờ thế này nhé. vì người mẹ còn sống và muốn thay đổi di chúc bằng cách chỉ để cho người con kia quản lý phần di sản của người bố đã chết. Đây là di sản thờ cúng nên không được chia thừa kế. Phần của người mẹ người mẹ có thể phân chia thừa kế hoặc vẫn giữ nguyên theo nội dung di chúc chung là để dùng vào việc thờ cúng nhưng phần này chỉ được chuyển giao cho người quản lý di sản khi người mẹ chết đi. Như vậy có đúng là di chúc mới chỉ có hiệu lực một phần không?

Theo tinh thần của điều 670 Bộ luật dân sự.


Thì có đúng là việc thay đổi người quản lý di sản vẫn có thể thực hiện được không?

vietsonpte
28-07-2012, 08:49 AM
Nói để rõ hơn trong trường hợp này:

Trong di chúc trước khi bố tôi mất không có nói rõ là ngôi nhà này làm nhà thờ phụng nhưng ý nguyện là như vậy và có một ý là người hưởng di chúc phải lo phụng dưỡng bố mẹ già cho đến khi chết (thực tế thì anh tôi không lo).

Tuy nhiên, sau khi bố tôi mất, mẹ tôi chỉ muốn ngôi nhà này làm nơi thờ phụng thôi (Nhà tự) và chỉ giao cho con Út quản lý chứ không muốn thông qua các người con khác và không được mua bán với mọi hình thức nào, những ý này sẽ đưa thẳng vào di chúc luôn (mếu làm lại mới).

Câu hỏi cuối cùng là mẹ tôi muốn làm như vậy có vi phạm pháp luật hay không? có phải ra xã làm lại di chúc mới không? có cần phải thông báo cho người hưởng di chúc trước không? Cảm ơn

inexim-iec
28-07-2012, 08:49 AM
@Trần Anh Dũng:
- Về hiệu lực của di chúc chung: Mình vẫn giữ nguyên quan điểm là di chúc chung đó vẫn chưa có hiệu lực, cơ sở pháp lí là Điều 668 BLDS 2005. Mình cảm nhận lập luận của admin chỉ dựa trên lý trí chứ không dựa trên cơ sở pháp lí. Điều luật nào của BLDS 2005 quy định di chúc chung có hiệu lực một phần khi vợ hoặc chồng chết trước? Không phải Luật không quy định về trường hợp di chúc có hiệu lực một phần, Luật có quy định tại khoản 2 Đ 667 và trường hợp mình đang bàn không rơi vào Điều luật này. Điều đó có nghĩa là Luật không quy định (thừa nhận) di chúc chung có hiệu lực một phần khi vợ hoặc chồng chết trước.
- Vấn đề sửa đổi di chúc chung để lại di sản thờ cúng cho con trai út quản lí: Đồng ý là người quản lí di sản thờ cúng có thể được thay đổi theo Đ670 (vấn đề là thay đổi như thế nào?). Điều Luật này được áp dụng khi nào?Theo nội dung của Điều Luật thì nó được áp dụng khi di chúc đã có hiệu lực (trường hợp này là hiệu lực của di chúc chung), vấn đề lúc đó chỉ xoay quanh những người thừa kế. Cụ thể như luật đã quy định :
"Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng". Lưu ý: người khác ở đây có là một trong những người thừa kế không? Trong khi người con út là người thừa kế?Theo tôi là không, bởi vì rõ ràng Luật quy định những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng, tức là người con út cùng với những người thừa kế khác ( là người thừa kế theo quy định của điều Luật này) giao di sản thờ cúng cho người khác (khác với người được chỉ định trong di chúc trước đây và những người thừa kế). Hơn nữa, có vẻ admin đã đi hơi xa vấn đề. Vấn đề là sửa đổi di chúc chung để thay đổi người quản lí di sản thờ cúng chứ không phải thay đổi người quản lí di sản thờ cúng khi di chúc đã có hiệu lực.


----------------------------------------------


Vấn đề có vẻ khác đi và khó hơn rồi đó bạn (khó đối với việc sửa đổi di chúc của mẹ bạn)! Tôi muốn bạn khẳng định lại một số thông tin sau: Di chúc chung của bố mẹ bạn có nói rõ là căn nhà là để thờ cúng hay không? (như bạn nói ở trên, có vẻ là không), nếu không thì di chúc chung đó định đoạt về vấn đề gì ? Có phải là để căn nhà cho các con thừa kế không, nếu có thì có nói mỗi người con được thừa kế bao nhiêu phần giá trị căn nhà không?:-?
Nhưng cũng khẳng định với bạn luôn,theo quan điểm của tôi, dù di chúc chung định đoạt vấn đề gì thì mẹ bạn cũng chỉ được sửa đổi, bổ sung phần di chúc liên quan đến tài sản của mẹ bạn trong di chúc chung (tức là một nửa căn nhà mà thôi-đã phân tích ở trên). Mẹ bạn không được phép sửa đổi, bổ sung toàn bộ di chúc chung hay định đoạt lại tài sản chung (căn nhà) khi bố bạn đã mất (Đây có thể là hạn chế của Luật).
Tôi nghĩ bạn nên hỏi kỹ lai mẹ bạn di chúc ghi như thế nào va khẳng định lại thông tin cho chúng tôi. Có như vậy chúng tôi mới dễ dàng thống nhất quan điểm cũng như trả lời cho bạn một cắch hợp lí và thỏa đáng nhất.

caonguyen1
28-07-2012, 08:49 AM
Đúng và lại đồng ý với bạn là di chúc chung chưa có hiệu lực vì hiện tại người mẹ còn sống. Thực tế không có điều luật nào quy định trường hợp khi vợ hoặc chồng chết thì di chúc chung có hiệu lực một phần. Mình thì thấy bạn quá cứng nhắc khi áp dụng các quy định của pháp luật. Bạn nghĩ như thế nào về trường hợp người còn sống quyết định thay đổi nội dung di chúc đối với phần tài sản của mình hoặc hủy di chúc chung? (Đương nhiên phải tuân thủ theo quy định tài điều 664) Phần tài sản của người chết để lại trong di chúc chung giải quyết thế nào? Không nhẽ vẫn phải chờ đến khi người cùng lập di chúc chết mới được giao cho người tiếp quản?

tritinh
28-07-2012, 08:49 AM
Mình hoàn toàn không cứng nhắc như bạn nghĩ đâu! Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi chúng ta phải như thế thôi. Đúng như bạn đặt vấn đề: "Phần tài sản của người chết để lại trong di chúc chung giải quyết thế nào? Không nhẽ vẫn phải chờ đến khi người cùng lập di chúc chết mới được giao cho người tiếp quản?",đúng là như thế, rất khó giải quyết khác đi trong trường hợp này vì luật đã quy định cứng như mình đã tranh luận với bạn. Đó cũng là hạn chế của Luật, hạn chế về di chúc chung của vợ chồng.
Bạn có thể đọc thêm bài viết dưới đây của Ths.Lê Minh Hùng - ĐH Luật Tp.HCM về "Một số bất cập trong việc thừa nhận quyền lập di chúc chung của vợ chồng".

cuahangso1
28-07-2012, 08:49 AM
Ok vấn đề này mình cũng đã nghiên cứu rồi và chỉ muốn tìm một giải pháp linh hoạt hơn thôi. Cảm ơn bạn đã thảo luận!

hungbaoco
28-07-2012, 08:49 AM
Thấy hai anh tranh luận rất sôi nổi mà ai cũng có lý lẽ riêng cả và đều rất là thú vị. Đúng là học luật là phải như thế. Em mạo muội có mấy ý này. Em thấy cả hai anh đều đưa ra được các giải pháp có điều là mỗi người có một hướng đi khác nhau dựa trên quan điểm riêng của mình và ý kiến của các anh theo em cũng không đối lập nhau.
Câu hỏi của người hỏi là người mẹ có thể làm lại di chúc...Em nghĩ là có. Vì một nửa tài sản ngôi nhà là của bà, bà chưa chết nên có quyền lập di chúc lại bất cứ lúc nào, tuy nhiên nó không được xâm phạm đến phần tài sản của người đã khuất đã để lại di chúc.( tôn trọng ý nguyện người đã chết). Tức là chỉ được di chúc một nửa tài sản thuộc khối tài sản chung.
(Theo em ở đây cần lưu ý việc ông chồng để lại di chúc là ngôi nhà cho anh con trai để thờ cúng, cũng là một loại di chúc có điều kiện, do đó nếu anh con trai hỗn láo, không hiếu thuận thì việc thờ cúng có thể được tòa án xem xét là không đảm bảo và không đủ điều kiện thừa kế.)