PDA

View Full Version : Cách chia tài sản như thế nào?


tritinh
28-07-2012, 08:47 AM
Tình hình là em đang học năm 1 đụng phải môn Pháp luật đại cương, ngày thi đã gần kề mà em thì cúp như điên nên giờ ko biết gì hết :-OEm post mấy bài tập mà thầy cho lên đây, mong các anh chị giải giùm em và cho em biết vì sao lại ra được như thế :D Cám ơn các anh chị rất nhiều, chúc các anh chị năm mới sức khỏe vô biên, thành đạt trong công việc, hạnh phúc với gia đình ;)

Tình huống 1: Ông A và bà B là vợ chồng, họ có khối tài sản chung là 24 cây vàng và riêng ông A có khối tài sản riêng gồm 240 triệu. Hai người có 3 người con chung là C, D, E (E mới 14 tuổi). Ngày 1/1/2005, ông A chết và để lại di chúc hợp pháp. Trong di chúc, ông A chỉ đề cập đến việc chia 240 triệu, cụ thể: bà B được nhận 100 triệu, C: 60 triệu, D: 60 triệu và E: 20 triệu (vì cho rằng E còn nhỏ).
Ngày 1/7/2005, gia đình bà B lại phân chia di sản. Theo quy định của bộ Luật Dân sự hiện hành, hãy trả lời các câu hỏi sau đây cho tình huống này?
1. Những người nào có quyền hưởng di sản của ông A? Và mỗi người được nhận bao nhiêu?
2. Giả sử rằng, ông A cho rằng bà B là người không chung thủy nên ko cho bà B hưởng thừa kế trong 240 triệu (tưc trúc quyền thừa kế của bà B) và phân chia như sau: C: 90 triệu, D: 70 triệu, E: 80 triệu. Trong trường hợp này nếu bà B không đồng ý với di chúc thì bà B có quyền được nhận di sản trong 240 triệu ko? Nếu có hãy chia lại cho các đồng thừa kế?
3. Cũng với giả sử trên (số 2), nếu lúc ông A chết, C đang mắc nợ ngân hàng 100 triệu (trong khi C đang có quyền sở hữu căn nhà giá trị 500 triệu); sau đó C từ chối nhận 90 triệu và số vàng được chia. Hỏi trong trường hợp này, C có quyền từ chối nhận di sản ko? Di sản được chia lại như thế nào?
4. Giả sử rằng ông A lập di chúc phân chia 240 triệu, cụ thể như sau: bà B được nhận 60 triệu với điều kiện không được tái hôn sau khi ông A chết; số tiền còn lại chia đều cho 3 người con. Tuy nhiên sau đó bà B kết hôn với người khác rồi mới chia 240 triệu. Vậy bà B có được hưởng 80 triệu ko? Nếu không thì sẽ chia lại như thế nào (tức mỗi người được nhận bao nhiêu)?
5. Cũng với giả sử 4, nếu bà B không kết hôn với người khác thì di chúc đó có chia lại ko? Nếu có, mỗi người thực nhận bao nhiêu?
6. Nếu ông A chết không để lại di chúc hoặc di chúc của ông A hoàn toàn trái pháp luật và B đã kết hôn với người khác rồi sau đó mới chia thừa kế thì những người nào được nhận di sản? Mỗi người được nhận bao nhiêu?
7. Giả sử rằng ông A chết vào ngày 1/1/2005, những người thừa kế bắt đầu việc tiến hành phân chia di sản vào ngày 1/7/2005 và đến ngày 1/7/2006 thì mới chia xong. Vậy thời điểm mở thừa kế là lúc nào?

Tình huống 2: Ngày 1/1/2007, bà B chét và để lại khối di sản gồm 150 triệu đồng và 15 cây vàng nhưng không có di chúc. Bà B có 3 người con là C, D và E. Biết rằng C chết trước bà B (tức C chết vào ngày 1/7/2006 do bão lũ cùng với người con của mình là N). Ngoài ra C có 2 người con khác là H và K và một người vợ là M (cả ba đều còn sống). Biết rằng N có 2 người con còn sống là X và Y.
Ngày 1/5/2007, con và cháu bà của bà B ngồi lại phân chia di sản của bà B. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành, hãy trả lời các câu hỏi sau đây cho tình huống này?
1. Những người nào có quyền hưởng di sản của bà B?
2. Trong tình huống trên, người nào được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
3. Việc chia thừa kế trong bài tập trên được thực hiện bằng cách nào?
4. Y được bao nhiêu trong khối di sản đó?

Tình huống 3: Ông X và bà Y có khối tài sản chung là 360 triệu. Hai người có 4 người con chung gồm A, B, C và D (D 16 tuổi); đồng thời bà Y có 1 người con riêng là H. Ngày 1/1/2007 bà Y nộp đơn lên tòa yêu cầu giải quyết li hôn với ông X. Trong lúc tòa chưa kịp giải quyết thí ngày 15/1/2007, ông X tự tử và để lại di chúc (hợp pháp). Trong di chúc, ông cho A, B, C, D và H hưởng di sản của mình với số phần như nhau (tức chia đều cho 5 người) và nêu rõ bà Y không được chia phần. Theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành, hãy trả lời các câu hỏi sau đây cho tình huống này?
1. Những người nào có quyền hưởng di sản của ông X?
2. Trong tình huống trên, người nào được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc?
3. Việc chia thừa kế trong bài tập trên được thực hiện bằng cách nào sau đây?
4. Bà Y được nhận bao nhiêu tiền trong khối di sản đó?
5. Trong trường hợp di chúc của ông X hoàn toàn trái pháp luật và bà Y đã kết hôn với người khác rồi sau đó mới chia thừa kế thì những người được nhận di sản gồm?
6. Giả sử rằng, A chết vào năm 2000, ông X chết vào ngày 15/1/2007 (và để lại di chúc trái pháp luật). A có hai người con là M và N (còn sống vào thời điểm mở thừa kế). M và N có được hưởng thứa kế không?
7. Giả sử rằng, ông X chết vào ngày 15/1/2007, những người thừa kế bắt đầu viếc tiến hành phân chia di sản vào ngày 1/3/2007 và đến ngày 2/3/2007 thì mới chia xong. Vậy thời điểm mở thừa kế là?
----------------------------------------------
giúp em với, 3/2 thi rồi :((

pjhuyenhanh
28-07-2012, 08:47 AM
Tớ có làm những phần tớ rõ dưới đây theo ý hiểu của tớ. Tớ hi vọng giúp được bạn phần nào
Mong mọi người góp ý cho tớ nhé
Bài 1:
1, B,C,D,E có quyền hưởng di sản của ông A.
Tài sản của ông A là 240 tr và 24/2=12 cây vàng.
Theo di chúc bà B được nhận 100 triệu, C: 60 triệu, D: 60 triệu và E: 20 triệu nhưng vì E là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên E sẽ dược hưởng 2/3 suất thừa kế
2/3 suất thừa kế : (240/4)*2/3=40 tr
Vậy E còn thiếu 20 tr và phần này sẽ được khấu trừ vào suất của những đã được hưởng theo di chúc
Vậy bà B= 100- 20/3=93.34tr
C=60-20/3=53.34tr
D= 53.34tr
E=40tr
Còn 12 cây vàng do không được nhắc đến trong di chúc nên sẽ được tính theo pháp luật
B=C=D=E= 12/4=3 cây vàng
2, Bà B có quyền được hưởng di sản
Cụ thể trong 240 tr
Bà B cũng là là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên bà B sẽ dược hưởng 2/3 suất thừa kế ( tính suất thừ kế như trên )
Vậy C= 90 - 40/3=76.7 tr
D= 70-40/3= 56.7 tr
E= 80-40/3=66.7tr
7. điều 633 thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết
Vậy thời điểm mở thừa kế trong trường hợp này là 1/1/2005
Bài 2:
Việc chia di sản thừa kế trong trường hợp trên là
Với 150 tr
C=D=E= 150/3=50tr
Vì C chết nhưng lại có 3 con nên suất của C đươc chia 3: H=N=K= 50/3=16.67tr
Nhưng N chết nên X,Y là con được hưởng X=Y= 16.67/2=8.335tr
Với 15 cây vàng :( chia tương tự )
Bài 3:
1. Y,H,A,B,C,D có quyền hưởng di sản của ông X
2, Bà Y và D là người thừa kế không phụ thuộc vàp nội dung di chúc
3, Chia di sản:
Theo di chúc :
360/5=72tr
Vì D và Y là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên được hưởng 2/3 suất thừa kế theo luật
2/3 suất thừa kế theo luật là :
(360/6)*2/3=40tr Vậy D đã đủ không cần chia lại
Vậy A=B=C=D=H= 72- 40/5=64tr
6, M,N có được hưởng thừa kế
7, điều 633 thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết
Vậy thời điểm mở thừa kế trong trường hợp này là 15/1/2007

aumy.wood
28-07-2012, 08:48 AM
Anh cho em hỏi ở bài 1 sao anh ko áp dụng 2/3 suất đối với E ở trường hợp 12 cây vàng? Tiện thể anh giải luôn giùm em câu 3 và câu 4 của bài 1 luôn nha, cám ơn anh nhiều :D

benco_group
28-07-2012, 08:48 AM
Em xin trả lời lại câu 1 của bài 1 như sau :
_ 24 cây vàng là tài sản chung của ông A và bà B nên đem 24/2=12 , 12 cây vàng là của B , 12 cây còn lại đem chia cho 4
_ 240tr chia theo di chúc B:100tr, C:60tr, D:60tr, E:20tr. Nhưng E chưa đủ 18t nên chỉ nhận được 2/3 một suất chia theo PL ((240/4)*(2/3)=40tr) vậy thằng E còn thiếu 20tr.
Mặt khác di chúc là hợp pháp nên 3 thằng B,C,D phải chia bớt lại cho E theo tỉ lệ là 5:3:3
tương ứng là 100:60:60. Vậy số tiền phải chia là :
B = 100tr - (5/11)*20
C = D = 60tr - (3/11)*20
E = 40tr
( 11 = 5 + 3 + 3 )

tqcovtau
28-07-2012, 08:48 AM
bác chienhamthep chia đúng rồi :D

khanhgiaco
28-07-2012, 08:48 AM
khi chia 12 cây vàng là chia theo pháp luật và E đã được hưởng hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật rồi nên k cần tính 2/3 suất nữa