PDA

View Full Version : Nếu đã có sổ Hồng muốn tranh chấp tài sản có dc khg ?


aulachongvn
28-07-2012, 08:45 AM
Giấy tờ lúc trước là do ba em đứng tên , căn nhà tự cất vào năm 1958 và mẹ ruột em thì chết vào năm 1961 . Sau đó ba em đi bước nửa vào năm 1966 và ba em mất vào năm 1977 nhưng khg có để lại di chúc.Giấy tờ cũ lúc trước em khg có gì hết chỉ còn lại khai sanh của ba anh em với lại tờ khai tử của mẹ ruột em thôi. Năm 1986 bà ta đã hợp thứ hóa chủ quyền nhà do bà đứng tên , năm 1994 làm tờ khai chuyển dịch tài sản nộp thuế trước bạ em cũng đóng góp 1/2 số tiền nhưng lại khg có biết gì về tờ khai này , chi phí về sữa nhà hay có liên quan tới căn nhà em đều phải đóng góp 1/2 vào đó nhưng khg có giấy tờ chứng minh .bà ta chuyển tên từ ba em qua cho bà mà anh em của em (con bà lớn)khg có ký tên vào. sau này nghe người ta nói nếu bà mà lập di chúc cho tòan bộ cho đứa con út của bà ta nếu bà mất đi thì có thể gia đình bị đuổi khỏi nhà (căn nhà đó chỉ có gia đình con út bà ta và gia đình em và bà ta sống ) em mới sợ lên UBND phường hỏi thì mới biết là tờ khai chuyển dịch tài sản nộp thuế trước bạ kê khai sai con của em là cháu mà cũng có tên trong tờ khai đó còn anh với chị của em (con của bà lớn) lại khg có trong đó chỉ có các con của bà ta(tức con ba của em và bà ta ) và đứa con riêng của bà trước khi lấy ba của em , em lại mất mẹ từ nhỏ lại khg được học nên khg biết chữ nghĩa ,đâu ngờ sư việc xảy ra như vậy?và có cải vả với bà ta là phải chia 1/2 căn nhà cho anh em của em (là con của vợ lớn) còn 1/2 căn nhà thì chia cho bà ta và các con của ba ta .
Bà nói bà sẽ chia tài sản như sau : bà ta 1/2 căn nhà,1/2 căn nhà còn lại chia cho 5 đứa con ( của 2 dòng ) .Sổ hồng ra là bà sẽ lập di chúc .
-Người vợ trước
Mẹ ruột em có 3 đứa con ,
- Người vợ sau
có 3 đứa con nhưng 1 đứa chết độc thân và đứa con riêng trước khi lấy ba em .
Bà đang làm sổ hồng đã đưa lên phòng tài nguyên môi trường quận.người ta hẹn bà lên lấy sổ vào tháng 12 này

Luật sư giúp em xem sét về vấn đề này và phương án giải quyết hay là chấp nhận phân chia tài sản của bà ta ,nếu em kiện bà ta thì em có nắm phần thắng khg?

-Em đã viết giấy tường trình và ngăn chặn bà ta làm sổ hồng và Em nhận được giấy UBND quận báo đã gửi phòng tài nguyên môi trường quận rồi chỉ còn chờ họ trả lời .

-Mình có thể khiếu nại lên UBND Quận thu hồi lại giấy họp thức hóa chủ quyần nhà khg? có phải là muốn làm họp thức hóa chủ quyền nhà thì các con phài đồn ý ký tên vào thì bà mẹ kế của em mới có quyền làm khg?

Xin luật sư giúp đỡ.cám ơn

hwakyungbc
28-07-2012, 08:45 AM
có ai biết giúp bạn ấy đi

camphat
28-07-2012, 08:45 AM
Mình xin đưa ra ý kiến về trường hợp của bạn như sau:


Về nguyên tắc, khi ba bạn mất nếu không để lại di chúc thì tài sản riêng của cha bạn, sẽ được chia thừa kế theo Luật cho vợ và các con. Tuy nhiên trường hợp của bạn gặp rắc rối đó là thời hiệu để bạn khởi kiện đòi quyền thừa kế theo quy định của pháp luật đã hết (Ba bạn mất năm 1966 cho đến giờ là 2008, tức đã là 42 năm trong khi theo quy định của pháp luật thời hiệu khởi kiện là 10 năm). Trong suốt thời gian từ đó đến nay đất và nhà do mẹ kế của bạn quản lý và đã làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà mà không có bất cứ tranh chấp nào nên việc chiếm hữu đó được coi là hợp pháp. Vậy nên việc bạn khởi kiện đòi quyền thừa kế và khiếu nại đòi thu hồi chủ quyền nhà theo như bạn nói là không thể.


Theo quy định của các văn bản pháp luật mình đã đọc (Luật đất đai, luật nhà ở, Nghị định số 95/2005/NĐ-CP, thông tư 13/2005/TT-BXD...) trước đây và khi nghiên cứu trường hợp của bạn thì không có quy định nào đòi hỏi người chủ sử dụng đất phải có ý kiến của các con thì mới được làm giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Mặt khác theo như bạn nói ở trên thì bạn đã từng tham gia góp tiền nộp thuế, góp tiền sửa chữa nhà điều đó có nghĩa là bạn đã đóng góp công sức trong việc xây dựng, bảo tồn ngôi nhà đó nên bạn cũng có quyền được đứng tên chủ sở hữu ngôi nhà. Tuy nhiên vì bạn nói là không có gì chứng minh nên nếu người mẹ kế khi làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà mà không đưa tên bạn vào thì đó cũng sẽ là một bất lợi cho bạn. (mặc dù khi tiến hành cấp giấy chứng nhận cơ quan chức năng vẫn tiến hành xác minh). Theo mình có lẽ việc bạn cần làm lúc này nếu muốn đứng tên đồng chủ sở hữu nhà là làm sao để người mẹ kế đó thừa nhận rằng bạn đã có công sức đóng góp trong việc xây dựng, bảo tồn ngôi nhà. Việc thừa nhận này cần phải được lập thành văn bản hoặc ghi âm hay làm thế nào khác tùy bạn lựa chọn miễn sao nó có thể được sử dụng làm chứng cứ chứng minh cho quyền được làm đồng chủ sở hữu đối với ngôi nhà đó của bạn khi có tranh chấp.

Đối với quyền sử dụng mảnh đất thì theo như bạn nói ở trên là thì cũng không phải không có cơ sở pháp lý! Vì, theo quy định của pháp luật người lập di chúc có thể chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Tuy vậy nếu bạn là người xứng đáng được hưởng thừa kế mà người lập di chúc thể hiện sự phân biệt đối xử, kỳ thị giữa con đẻ và con riêng của vợ (chồng) thì di chúc đó có thể bị xem là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội dẫn đến di chúc có thể vô hiệu một phần hoặc toàn bộ (chỉ có thể thôi bạn nhé, vì cái này còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quan điểm...)

Trên đây là quan điểm của mình, có thể người khác sẽ có những quan điềm và cách giải quyết khác. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác đối với trương hợp này!

Chúc bạn thành công!

tv20b68
28-07-2012, 08:45 AM
cám ơn Anh Trần Anh Dũng,vậy là coi như phần thắng rất là mỏng manh rồi.