PDA

View Full Version : Chia sẻ kinh nghiệm khi đi phượt chạy xe máy theo đoàn


davidminhmang
29-08-2017, 01:05 PM
Hiện nay việc đi phượt bằng xe máy theo đoàn ngày càng phổ biến, nhưng có một thực tế là nhiều đoàn mới lần đầu quen nhau nên nhiều khi chạy loạn cả lên. Sau nhiều lần phượt theo đoàn, với những kiến thức áp dụng từ những người đi trước cộng với kinh nghiệm rút ra từ những sự cố, Tài Đạt đã tổng hợp thành một số kinh nghiệm, nay xin chia sẻ đến bạn qua bài viết này nhé!

>> CSC cong ty san xuat non bao hiem quang cao (http://xuongmubaohiem.com/shop/mu-bao-hiem-quang-cao/)

1. Các vị trí trong một đoàn xe

https://taidat.vn/wp-content/uploads/2015/11/kinh-nghiem-khi-chay-xe-may-theo-doan-1.jpg

– Dẫn đoàn: Hay còn gọi là “lead” hoặc “leader”, người chạy vị trí đầu đoàn, quyết định tốc độ của cả đoàn, các thành viên trong đoàn tuyệt đối không được vượt mặt dẫn đoàn trong khi chạy, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Đây là vị trí thường được đảm nhiệm bởi người đứng ra tổ chức chuyến đi, người có kinh nghiệm chạy xe, hiểu rõ cung đường, biết nhiều địa điểm ăn uống, nghỉ ngơi cho đoàn. Đôi khi, lead của đoàn không nhất thiết phải chạy dẫn đoàn, mà có thể để cho một thành viên khác am hiểu về cung đường hơn nắm giữ trách nhiệm này.

– Chốt đoàn: Người chạy vị trí cuối cùng trong đoàn, thường hay gọi ngắn gọn là “chốt”, có nhiệm vụ đảm bảo không có mô tô nào bị bỏ lại phía sau. Vị trí này thường sẽ được đảm nhiệm bởi một người cẩn thận và chu đáo. Chốt đoàn thường chở theo đồ nghề sửa mô tô, túi cứu thương.

– Điều phối: Vị trí điều phối là vị trí khá linh động trong đoàn. Người này sẽ chạy lên chạy xuống để kiểm tra quân số, hay truyền đạt những thông tin từ người dẫn đoàn cho các thành viên. Đặc biệt, khi qua các nút giao hay ngã rẽ, người điều phối sẽ là người đứng lại tại nút giao để chỉ đường cho các thành viên, đảm bảo họ chạy theo đúng hướng với người dẫn đoàn, sau đó mới tăng tốc để nhập vào đội hình.

các bạn có thể xem hình vẽ này để hình dung rõ hơn về cách sắp xếp đội hình khi đi mô tô theo đoàn

https://taidat.vn/wp-content/uploads/2015/11/kinh-nghiem-khi-chay-xe-may-theo-doan-2.jpg
Lưu ý trên hình chỉ minh họa vị trí, khoảng cách các mô tô trong thực tế sẽ xa hơn nhằm đảm bảo an toàn

Vị trí số 1 là vị trí dẫn đoàn, vị trí số 2 sẽ dành cho người chạy yếu nhất, các vị trí tiếp theo sẽ được phân phối ngẫu nhiên hoặc theo thứ tự từ yếu nhất đến tốt nhất, rồi cuối cùng là đến vị trí chốt đoàn.

2. Chạy so le và giữ khoảng cách an toàn

Thông qua hình vẽ trên, các bạn có thể thấy rằng nếu chạy mô tô so le thì sẽ giúp cho những người đi sau có tầm nhìn tốt hơn, đồng thời tránh hiện tượng “dồn toa” khi gặp sự cố. Nếu đi ban đêm, việc đi so le cũng sẽ giúp các mô tô chiếu đèn hỗ trợ cho nhau tốt hơn là đi đường thẳng.
32
Lưu ý: Khi đi ban đêm, ngoại trừ xe của dẫn đoàn là có thể bật đèn pha, tất cả các xe phía sau đều phải bật đèn cos!Vì nếu các bạn bật đèn pha, khi dẫn đoàn và các thành viên đi trước nhìn vào gương chiếu hậu để kiểm tra các thành viên đi phía sau thì sẽ không thể thấy được. Ngoài ra, nếu bạn cứ bật đèn pha thì sẽ gây khó chịu cho các xe ngược chiều.

Khi chạy so le, bạn cần phải giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước ít nhất là 10m vào ban ngày, và 3m vào ban đêm hoặc khi có sương mù. Khoảng cách an toàn cần phải xa hơn nếu đoàn di chuyển với tốc độ nhanh, để đảm bảo các thành viên xử lý kịp khi có sự cố.

3. Giữ đội hình cho đoàn và dừng đoàn khi có sự cố

Người dẫn đoàn, chốt đoàn và điều phối không thể quán xuyến hết cả đoàn, đặc biệt là trong trường hợp đoàn đông mô tô. Vì vậy, để giữ đội hình, các đoàn cần tuân thủ 3 quy tắc sau:

– Các mô tô phía sau phải bám theo xe phía trước, và nhìn vào gương chiếu hậu để đảm bảo xe phía sau vẫn đang bám mình. Ví dụ, mô tô số 2 phải chạy theo mô tô dẫn đoàn, và phải nhìn vào gương chiếu hậu để đảm bảo là xe số 3 vẫn đang bám theo mình.

– Nếu không thấy vị trí tiếp theo trong gương chiếu hậu, cần giảm tốc độ để đợi các xe phía sau, nhờ đó cả đoàn phía trước sẽ giảm tốc độ lại một cách dây chuyền. Ví dụ, xe số 3 nếu không thấy mô tô số 4 trong gương chiếu hậu, thì cần giảm tốc độ để đợi, khi mô tô số 2 nhìn qua gương chiếu hậu thấy xe số 3 giảm tốc thì sẽ giảm tốc theo, tương tự như vậy, xe dẫn đoàn cũng sẽ giảm theo xe số 2.

– Nếu đã giảm tốc độ một lúc mà không thấy xe phía sau thì cần dừng lại bằng cách nháy pha kết hợp với bấm còi để báo cho vị trí trước mình, rồi xi nhan sang bên phải để cả đoàn dừng lại đợi các thành viên phía sau.

Khi có sự cố, các xe phía sau chỉ cần dừng lại và nháy pha hoặc bật xi nhan, kết hợp với bấm còi để báo cho các mô tô phía trước, tương tự như quy tắc vừa nói ở trên. Các xe phía trước nếu lỡ không nghe thấy, bỏ mất đoàn phía sau thì khi phát hiện, cần tập hợp lại thành nhóm và đứng chờ đoàn phía sau.

Khi dừng đoàn, các mô tô cần bật xi nhan qua phải, riêng xe chốt sẽ bật xi nhan qua trái để đảm bảo các mô tô khác thấy và tránh. Ngoài ra, khi dừng đoàn vào ban đêm ở các góc cua nguy hiểm, các bạn nên quay đầu mô tô chiếu đèn COS vào phía ngược lại nhằm đảm bảo các xe đang tới (xe ben, mô tô tải, mô tô container) thấy và tránh.

4. Tín hiệu tay khi tham gia theo đoàn

Người dẫn đoàn không thể ngoái lại để nói với toàn bộ thành viên đoàn, vì vậy cách tốt nhất đó là dùng hiệu lệnh. Đây là bộ hiệu lệnh được áp dụng cho các đoàn motor, xuất phát từ các câu lạc bộ motor nước ngoài và hiện đang được các đoàn motor, đoàn phượt tại Việt Nam áp dụng. Bạn nên phổ biến đến các thành viên trong đoàn và học thuộc để áp dụng khi cần thiết nhé.

https://taidat.vn/wp-content/uploads/2015/11/kinh-nghiem-khi-chay-xe-may-theo-doan-3.jpg


Thật ra, bạn không cần phải học thuộc tất cả các tín hiệu trên, mà chỉ cần thuộc 7 tín hiệu quan trọng sau: Dừng lại, tăng tốc, giảm tốc, chạy 1 hàng, chạy 2 hàng, có cảnh sát phía trước, cho các mô tô sau vượt lên. Các tín hiệu còn lại có thể áp dụng chung, ví dụ dẫn đoàn cần dừng lại đổ xăng hoặc ăn uống thì chỉ cần ra dấu dừng lại là được. Tương tự, nếu đường ổ gà thì chỉ cần ra dấu giảm tốc, vì khi phải giảm tốc thì ai cũng sẵn sàng tâm lý đề phòng cả, vì nếu không có vấn đề gì thì tại sao lại phải giảm tốc?

Lưu ý: Khi người dẫn đoàn ra tín hiệu tay thì các thành viên khác cũng phải làm theo để đảm bảo tất cả các thành viên khác đều thấy được tín hiệu này. Và không chỉ có tín hiệu tay, nếu người dẫn đoàn bật xi nhan thì cả đoàn cũng phải bật theo.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm của Tài Đạt, các thành viên còn phải ra tín hiệu khi gặp ổ gà, sỏi đá, gây nguy hiểm trên đường đi bằng cách bật signal hoặc người ngồi sau (ôm) ra hiệu.

5. Liên lạc trong nội bộ đoàn

Người dẫn đoàn có thể ra tín hiệu tay để cả đoàn biết một số ý định của mình. Tuy vậy, cũng có những lúc người dẫn đoàn muốn trao đổi với các thành viên khác. Khi đó, người dẫn đoàn cần ra hiệu cho các mô tô sau vượt lên, hạ tốc độ để chờ xe cần gặp. Sau khi đã trao đổi xong, xe dẫn đoàn cần tăng tốc để nắm giữ lại vị trí dẫn đoàn.

https://taidat.vn/wp-content/uploads/2015/11/kinh-nghiem-khi-chay-xe-may-theo-doan-4.jpg

Với các mô tô ở phía sau, nếu cần phải trao đổi với các xe trong đoàn thì chỉ cần tăng tốc hoặc giảm tốc để gặp xe cần trao đổi, sau khi trao đổi xong cần phải trở về vị trí cũ.

Khi di chuyển, nếu đoàn có sự cố thì các mô tô phía sau phải nháy pha hoặc bật xi nhan, kết hợp với bấm còi để báo hiệu cho các mô tô phía trước. Các mô tô phía trước cần phải luôn nhớ quy tắc đã nhắc đến ở trên, đó là liên tục theo dõi các xe phía sau thông qua gương chiếu hậu.

Ngoài ra, các ôm cần trao đổi số điện thoại cho nhau trước chuyến đi, để có thể liên lạc trong trường hợp cần thiết.

6. Dán decal và mặc áo phản quang để nhận diện thành viên đoàn

Dù nhóm bạn đã quen nhau từ trước, thì việc chạy trên đường cũng sẽ rất khó nhận diện nhau. Vì vậy, bạn cần mua decal và cắt ra thành các hình thù đặc trưng cho nhóm mình, theo cách dễ nhận biết. Đơn giản nhất là bạn cắt decal thành các hình tam giác/hình vuông/hình chữ nhật và dán sau đuôi xe, hoặc có thể cắt thành số và dán theo thứ tự các xe để vừa nhận diện, vừa đảm bảo thứ tự đoàn.

Ngoài ra, để tăng thêm độ an toàn, các ôm cần mặc thêm áo phản quang để dễ nhận diện nhau, đồng thời các mô tô khác cũng dễ nhận ra đoàn, tránh nguy cơ gây tai nạn. Bạn cần chọn cùng một loại áo phản quang để cho đồng nhất, riêng vị trí ôm dẫn đoàn và chốt đoàn thì có thể mặc áo khác loại với những mô tô khác để mọi người dễ phân biệt.

7. Những quy tắc cần nhớ khác:

– Không bao giờ vượt lead, trừ khi lead gặp sự cố, hoặc cho mọi người vượt lên, hoặc đang leo dốc thì có thể vượt.

– Không bao giờ bỏ (đi sau) chốt, trừ khi chốt cần liên lạc với các thành viên khác. Nếu chốt đoàn thấy các thành viên đi trước không chịu bám dẫn đoàn thì có thể yêu cầu cả đoàn dừng lại để nhắc nhở.

– Không được tự ý tách đoàn.

– Cố gắng giữ vững đội hình, bằng cách tuân thủ các quy tắc đã nói ở trên.

– Nếu gặp trường hợp nguy cấp, cần ra hiệu, bấm còi liên tục và bật xi nhan sang phải để dừng lại.

– Không được tự ý uống rượu bia, hoặc gắng chạy dù sức khỏe không đảm bảo (nhất là khi buồn ngủ). Nếu thấy không tỉnh táo, cần ra hiệu dừng lại và yêu cầu dẫn đoàn cho nghỉ ngơi.

>> Top những mũ bảo hiểm cả đầu đẹp (http://xuongmubaohiem.com/shop/mu-bao-hiem-ca-dau/) để đi phượt tại Việt Nam