PDA

View Full Version : HDTC phải mang cả lô đất đi thế chấp giúp VK Housing vay được 15 tỷ Won để thực hiện dự án


congly
21-08-2017, 03:19 PM
Không có hợp đồng chuyển nhượng vốn
Ngoài việc Sở KHĐT cấp đổi GCNĐT dựa trên tài liệu giả mạo, thì một chiêu thức khác cũng đã được các nhà đầu tư vận dụng khi dùng những tài liệu bất hợp pháp để để thay đổi đăng ký kinh doanh.
Ngày 22/7/2015, Công ty LVC cùng P&D đã bị tuyên bố phá sản theo phán quyết của Tòa án Hàn Quốc. Do đó, Tòa án Hàn Quốc đã giao cho Quản tài viên là người đứng ra phát mãi tài sản thông qua ký hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp của LVC và P&D với DWS.
Theo Hợp đồng liên doanh ký ngày 10/3/2007 giữa HDTC với LVC và P&D, thì Điều 8.1 hợp đồng này nêu rõ “nếu một trong các bên muốn chuyển nhượng, chuyển giao… phần vốn góp của mình thì trước tiên phải thông báo bằng văn bản cho bên còn lại”. Tuy nhiên hai công ty này vẫn được chuyển nhượng 80% cổ phần trong VK Housing cho Công ty DWS mà không có bất kỳ một văn bản nào thông báo cho HDTC.
Trong khi đó, ngay tại hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (số 5156 và 5159) ký ngày 16/3/2016 giữa LVC và P&D với DWS cho thấy tổng số tiền mà DWS mua lại phần vốn của hai doanh nghiệp phá sản chỉ chưa đến 900.000 USD. Các hợp đồng này cũng quy định định Công ty DWS (bên nhận chuyển nhượng) phải có trách nhiệm gửi thông báo hoặc nhận chấp thuận từ cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam; DWS phải xin công nhận hợp đồng chuyển nhượng này từ toà án Việt Nam…
Tại văn bản số 1690 của Cơ quan CSĐT gửi Bộ KHĐT ngày 24/5/2007 (trả lời theo kiến nghị của Bộ này) khẳng định việc chuyển nhượng vốn giữa 2 nhà đầu tư Hàn Quốc và DWS trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giả mạo về nội dung, vì ngày 16/3/2016 các nhà đầu tư Hàn Quốc không ký hợp đồng chuyển nhượng vốn với DWS, chỉ có việc DWS ký hợp đồng chuyển nhượng với Quản tài viên do Toà án quận Trung tâm Seoul chỉ định. Hơn nữa, cả 2 hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa DWS với Quản tài viên chưa được Toà án của Việt Nam công nhận nên không có giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tuy nhiên, những tại liệu giả mạo này lại được xem là cơ sở để VK Housing ký giấy xác nhận số 01 và 02 ngày 20/4/2016 giữa bên chuyển nhượng P&D và LVC với bên nhận chuyển nhượng là DWS để làm hồ sơ đăng ký thay đổi thành viên của Công ty VK Housing trong hồ sơ đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 2 ngày 21/4/2016.
Với những sai phạm này, C45 đã yêu cầu Sở KHĐT TP.HCM thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH hai thành viên trở lên số 0305339044 đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 21/4/2016 đã cấp cho VK Housing trước đó.
Thuỷ Tiên – Nghi Điền

Sau khi phá sản, phần vốn góp của hai công ty Hàn Quốc đã nhanh chóng được chuyển nhượng cho một pháp nhân khác là DWS Star Bridge Limited Liability Company, mà theo C45 là không có hiệu lực bởi không chuyển nhượng cho đối tác Việt Nam theo quy định tại hợp đồng liên doanh và chưa được tòa án Việt Nam công nhận. Đáng chú ý, phần vốn góp tương đương 80% quyền sở hữu dự án The Mark (có số vốn 79 triệu USD) được nhượng lại cho DWS với mức giá vỏn vẹn 1 tỷ won (tương đương 888 nghìn USD).
Trong số vốn điều lệ 23,1 triệu USD của VK Housing – đơn vị thực hiện dự án The Mark, ngoài công ty Việt Nam là HDTC góp vốn bằng quyền sử dụng đất, C45 xác định hai doanh nghiệp Hàn Quốc chưa góp đủ vốn đã đăng ký. Điều này dẫn tới việc HDTC phải mang cả lô đất đi thế chấp giúp VK Housing vay được 15 tỷ Won để thực hiện dự án. Tuy nhiên, VK Housing sau đó đã chi phí bất hợp lý, không đúng quy định làm dự án mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Bản thân HDTC cuối năm 2016 đã phải bỏ tiền túi hoàn trả toàn bộ 400 tỷ đồng cả gốc và lãi cho ngân hàng Woori của Hàn Quốc để chuộc lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, bằng việc cấp đổi đăng ký kinh doanh mới, Sở KHĐT TP.HCM đã thừa nhận pháp nhân mới trong liên doanh VK Housing là DWS khi doanh nghiệp này chỉ phải bỏ ra chưa đến 900.000 USD để thực hiện dự án gần 80 triệu USD ngay tại Sài Gòn.