PDA

View Full Version : Sỏi thận san hô và cách điều trị căn bệnh


anhquan290196
02-06-2017, 10:16 AM
Sỏi thận san hô là một bệnh, hiếm gặp nhưng lại khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Dù phát hiện được sỏi san hô từ sớm thì việc điều trị cũng khá khó khăn, ngay cả đối với phương pháp mổ lấy sỏi. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người bị bệnh sỏi thận san hô băn khoăn không biết có nên mổ không? Nên điều trị bằng cách nào thì tốt?


https://chuabenhthan.com.vn/uploads/soi-than/soi-than-san-ho.jpg

Có môt điều đặc biệt với bệnh sỏi thận ('https://chuabenhthan.com.vn/benh-soi-than') san hô đó là bệnh này khó phát hiện sớm, lúc đầu mọi người thường bị nhầm lẫn với sỏi thận thông thường, nên tự ý điều trị bằng các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên những viên sỏi này sẽ ngày càng lớn lên, kết lại với nhau giống như một cây san hô thu nhỏ, do người bệnh không sử dụng thuốc đúng với các loại sỏi khác nhau hoặc sử dụng không đều, không đúng cách.

https://chuabenhthan.com.vn/uploads/soi-than/bi-soi-than-san-ho-co-nen-mo-khong.jpg

Trong thời gian chờ đợi, lựa chọn phương pháp điều trị phương pháp điều trị phù hợp, các bạn nên uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ hoặc có thể kết hợp các bài thuốc nam để ngăn ngừa biến chứng do sỏi gây ra: đi tiểu ra máu, nhiễm khuẩn, bí đái,…

Nguyên nhân bị sỏi thận san hô
Thực chất, sỏi san hô được hình thành từ sỏi thận bình thường, đây được xem như một biến chứng của bệnh sỏi thận. Khi người bệnh không sử dụng bất kì phương pháp nào để điều trị sỏi thận hoặc điều trị không hiệu quả trong vòng 5 – 10 năm, sỏi thận bình thường sẽ phát triển theo đài thận thành sỏi san hô.

Vì vậy nguyên nhân dẫn đến sỏi san hô vẫn là do chế độ ăn uống không lý, uống quá ít nước, không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, ít vận động,…

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận san hô
Triệu chứng của bị sỏi san hô khá giống với triệu chứng bệnh sỏi thận ('https://chuabenhthan.com.vn/trieu-chung-soi-than') thông thường như: sốt, đau thắt lưng, đau hông, bí tiểu, đi tiểu ra máu, …

Khi sỏi san hô phát triển chiếm hết các đài thận, bể thận, thận sẽ bị ứ nước rất dễ bị nhiễm trùng niệu quản và dần dần sẽ phá huỷ nhu mô thận. Không chỉ nhiễm trùng còn có thể dẫn đến các biến chứng như: thận ứ mủ, viêm đài bể thận, áp – xe thận.

Tuy nhiên, vì đây là một bệnh khá phức tạp nên, đôi khi có những trường hợp người bệnh sẽ không không thấy triệu chứng gì cả.

Sỏi san hô được chia thành 2 loại là sỏi toàn phân và sỏi bán phân.

Bị sỏi thận san hô có nên mổ không?
Theo đánh giá chung, thì sỏi thận san hô là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. So với việc chữa bệnh thận ('https://chuabenhthan.com.vn/') thông thường thì việc điều trị sỏi thận san hô khó khăn hơn nhiều.

Biện pháp thường được dùng để điều trị bệnh sỏi san hô là phẫu thuật cắt bỏ những nhánh sỏi ăn sâu vào trong đài thận hoặc tán sỏi qua da.

Bị sỏi thận san hô có nên mổ hay không? Sẽ phụ thuộc vào kích thước, hình dáng, vị trí,…của sỏi, tuỳ vào tình trạng và bệnh lý của mỗi người mà bác sỹ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

+ Phương pháp phẫu thuật để lấy sỏi san hô thường dùng với những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh lâu, đã có nhiều biến chứng nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu sử dụng phương pháp này người bệnh sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục và có nguy cơ bị tổn thương thận trong quá trình phẫu thuật.

+ Phương pháp tán sỏi qua da được áp dụng cũng khá phổ biến để điều trị sỏi san hô, với phương pháp này ít biến chứng hơn, người bệnh hồi phục nhanh hơn,…

Tuy nhiên dù lựa chọn phương pháp nào, người nhà cũng phải chú ý đến việc chăm sóc, chế độ ăn uống của người bệnh trong và sau khi điều trị, vì dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào đều có những tác dụng phụ của nó. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể sẽ xảy ra các biến chứng hoặc tái phát bệnh trở lại.

Đối với các bạn đang phân vân bị sỏi san hô có nên mổ hay không thì lời khuyên đó là bạn nên đến cơ sở uy tín để kiểm tra để xác định rõ tình trạng bệnh lý. Vì việc lựa chọn mổ hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: kích thước, vị trí sỏi, thể trạng của bệnh nhân, những biến chứng do bệnh gây ra.
Nguồn: https://chuabenhthan.com.vn/bi-soi-than-san-ho-co-nen-mo-khong-