PDA

View Full Version : DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG NGHỀ CỦA NIỀM TIN VÀ TRI THỨC


DICHTHUATNHANH.VN
17-05-2017, 09:31 AM
Nghề dich thuật (http://www.vanphongdichthuatcongchung.com/) – đó không chỉ đơn giản là sự thay đổi ngôn ngữ cho một văn bản, một tác phẩm, một loại giấy tờ nào đó… nghề dịch thuật còn là sự tập trung tinh túy của ngôn ngữ, sự chuyển đổi cảm xúc, hàm ý và đặc biệt là ý nghĩa nội dung tác giả muốn truyền đại tới mọi người. Dịch thuật công chứng (http://www.vanphongdichthuatcongchung.com/) là yếu tố quan trọng của ngành dịch thuật, khi mà tác phẩm dịch thuật của bạn phải được một cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tính đúng đắn, xác thực so với văn bản gốc.

Để có được một văn bản dịch thuật đáp ứng được tiêu chuẩn của Phòng Tư pháp, dòi hỏi người dịch thuật phải có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ, sự thấu hiểu được ngữ cảnh, ngữ nghĩa khi chuyển thể một văn bản từ ngôn ngữ khác. Đây là sự đúc kết của tri thức, sự tìm tòi và học hỏi liên tục của người làm dịch thuật. Một yêu cầu bắt buộc để trở thành chuyên viên dịch thuật công chứng đó là bạn phải có bằng Đại học hay một bằng cấp nào đó cao hơn về ngôn ngữ cần dịch thuật. Nếu chỉ có một kiến thức sơ sài về ngôn ngữ, không có bằng cấp chuyên môn và hiểu biết sâu rộng về ngôn ngữ dịch thuật, bạn sẽ không thể là một chuyên viên trong lĩnh vực này. Bởi vậy, mà Nhà Nước đã quy trịnh trong Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18-5-2007 của Chính Phủ về việc yêu cầu người dịch thuật phải có sự thông thạo ngôn ngữ dịch thuật, quy định rất chi tiết và rõ ràng về việc chuyên viên dịch thuật phải ký tên vào bản dịch và hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung và tính xác thực của văn bản dịch thuật. Chuyên viên dịch thuật phải có những bằng chứng để chứng minh được về khả năng và sự thấu hiểu ngôn ngữ dịch thuật của mình bằng những giấy tờ và bằng cấp có liên quan đến ngành dịch thuật, chứng minh về việc được đào tạo Đại học hoặc trên Đại học về ngôn ngữ dịch thuật. Không chỉ chuyên viên dịch thuật mà ngay cả những người làm trong văn phòng công chứng, cũng phải là những cộng tác viên, nhân viên có trình độ chuyên môn và bằng cấp về ngôn ngữ dịch thuật, đảm bảo văn bẳn sau khi công chứng phải có được tính pháp lý cao nhất. Có thể thấy, một văn bản dịch thuật công chứng chính là sự kết tinh của hàm lượng tri thức rất lớn từ rất nhiều nhân viên cũng như chuyên viên trong lĩnh vực dịch thuật.

Một điều đáng đề cập nữa đó là niềm tin giữa khách hàng và chuyên viên công chứng, một khi khách hàng đã giao cho một công ty dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ của một văn bản, đồng nghĩa với việc khách hàng đã trao gửi niền tin vào người dịch thuật, tin tưởng rằng nội dung của văn bản là chính xác so với bản gốc, tin tưởng là người đọc ở ngôn ngữ dịch thuật sẽ hiểu đúng ý nghĩa mà khách hàng muốn truyền đạt và quan trọng hơn hết nó sẽ được Phòng Tư pháp chấp nhận còn được gọi Bản dịch tư pháp hay Bản dịch công chứng tư pháp. Đó chính là niềm tin trong lĩnh vực này, niềm tin giữa các bên với nhau trong khi làm việc. Văn bản dịch thuật có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong số đó có những việc rất quan trọng và ảnh hưởng đến con đường tương lai, sự nghiệp, học vấn của khách hàng… do vậy bất cứ một sự lừa gạc về năng lực và uy tín của chuyên viên dịch thuật sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả khách hàng và đơn vị làm dịch thuật.

Với những điều bài viết này đề cập đến, mong rằng mỗi đơn vị đang làm dịch vụ dịch thuật công chứng và những chuyên viên dịch thuật hãy luôn cố gắng nâng cao chất lượng dịch thuật và uy tín trong công việc để mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất được xây dựng trên nền tản niềm tin và tri thức.