PDA

View Full Version : Có Mấy Loại Nấm Ngọc Cẩu ?


Vườn Thuốc Quý
01-02-2017, 09:30 PM
Có Mấy Loại Nấm Ngọc Cẩu ('http://vuonthuocquy.vn/co-may-loai-nam-ngoc-cau/') ? Nấm ngọc cẩu còn gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá. Thuộc họ Gió đất (Cùng họ với vị thuốc Tích dương, tỏa dương thường được dùng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm) Nhiều nơi vẫn gọi nấm ngọc cẩu là tỏa dương.

http://vuonthuocquy.vn/wp-content/uploads/2016/08/nam-ngoc-cau-kho.jpg

Nấm Ngọc Cẩu Giá: 480,000 Đ / Kg

Có Mấy Loại Nấm Ngọc Cẩu ?

Phân Loại Theo Màu Sắc Của Ruột Nấm:

- Theo màu sắc ruột nấm, người ta chia nấm ngọc cẩu ('http://vuonthuocquy.vn/san-pham/nam-ngoc-cau-kho/') làm 2 loại là nấm ruột trắng và nấm ruột tím.

Nấm ngọc cẩu ruột tím:

- Là nấm giống với mô tả trong các sách Y học cổ truyền. Cây nấm nhỏ, loại nấm này có chiều cao chỉ khoảng 10 đến 15cm, bên trong ruột nấm có màu tím.

- Khi phơi khô nấm co lại và có mùi thơm rất quyến rũ.

Nấm ngọc cẩu ruột trắng:

- Nấm ngọc cẩu ruột trắng là loại nấm lớn, chiều cao cây nấm có khi tới 25 đến 30cm. Bên trong nấm ruột màu trắng. Riệu ngâm nấm ruột trắng vị chát và mùi vị không thơm bằng nấm ruột tím. Khi phơi khô nấm này thường không thơm bằng nấm ruột tím.

Phân Loại Theo Hình Dáng Hoa Nấm:

- Phân loại theo cách này ta sẽ chia ra làm 2 loại là nấm đực và nấm cái.

Nấm ngọc cẩu đực:

- Loại này cây nấm thường dài, hình chóp, thân nấm nhẵn, chóp nấm sần sùi nhẹ chứ không nở như dạng bông hoa. Chiều cao thân nấm khoảng 10 đến 15cm.

Nấm ngọc cẩu cái:

- Loại nấm này có chiều cao thấp, cây nấm thường nhỏ hơn so với nấm đực và cây nấm thường nở như dạng một bông hoa.

Hình dáng của nấm ngọc cẩu theo mô tả ở các tài liệu chuẩn về y học cổ truyền:

- Nấm ngọc cẩu ('http://vuonthuocquy.vn/nen-dung-nam-ngoc-cau-kho-hay-nam-ngoc-cau-tuoi/') là loại cây có hình dáng như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên có các nhánh hoa nhỏ màu tím đỏ. Cây không có lá, nếu cắt đôi cây nấm bên trong nấm có màu tím nhạt.

- Cây phân ra hoa đực và hoa cái riêng, có thể mọc cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ nhẵn dài 10-15cm, cụm hoa cái hình cầu tròn (có khi nấm cái là dạng trụ nở nhiều cánh hoa nhỏ), có chiều cao thấp hơn hoa được, hoa cái chỉ cao 3-5cm.

Không Phải Cứ Nấm To Là Nấm Tốt:

- Nhiều người thường quan niệm cứ nấm to là tốt ( điều này không hoàn toàn đúng ). Nếu so sánh theo mô tả ở cuốn “dược thư cổ” nấm ngọc cẩu là loại nấm có chiều cao chỉ khoảng 10 đến 15cm và có ruột tím. Đây mới là loại nấm chuẩn. Những loại nấm to lớn thường là nấm ruột trắng, không giống với mô tả.

- Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào về điều này, nhưng theo kinh nghiệm chế biến nấm, chúng tôi nhận thấy loại nấm ruột tím khi ngâm riệu bao giờ riệu cũng thơm hơn.

- Đối với nấm đực và nấm cái, nhiều trang mạng nói rằng nấm cái không tốt bằng nấm đực. Điều này cũng chưa hẳn đúng, bởi trên 1 cây nấm có khi có cả nhánh nấm đực và có cả nhánh nấm cái.

- Bởi vậy khi dùng nấm ngọc cẩu làm thuốc, chúng ta không nên đặt nặng điều này. Quan trọng nhất nấm phải không được ẩm mốc và phải có mùi thơm. Nếu là nấm tươi ta nên chọn loại nấm có ruột tím là tốt nhất.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!