PDA

View Full Version : Tranh chấp nuôi con với bố mẹ chồng sau khi chồng chết


thanhhacfurniture
26-07-2012, 02:27 PM
Chào mọi người. Mình đang có vấn đề về luật gia đình, nhưng lại ko rành về luật nên mong các bạn giúp đỡ.
Vấn đề của gia đình mình là:
Anh chị mình lấy nhau được 8 năm, tháng 2 vừa qua anh rể mình đột ngột qua đời để lại 1 cháu gái 7 tuổi và 1 cháu trai chuẩn bị sinh. Tháng vừa rồi chị mình đã sinh cháu mẹ tròn con vuông nhưng việc chăm sóc sau khi sinh thì cực kì vất vả. Hầu hết mọi việc đều do gia đình mình lo liệu, vừa qua khi cháu đã đầy 1 tháng tuồi. Gia đình mình và chị gái mình muốn đưa cháu về nhà mình để tiện chăm sóc nhưng bố chồng của chị mình kiên quyết cấm đoán với lý do "xuất giá tòng phu" trong khi về phía gia đình bác ấy không hề có hành động chăm sóc cho cháu mình. Vậy các bạn khuyên mình phải giải quyết như thế nào với vấn đề này?
Rất mong mọi người giúp đỡ!

binhan
26-07-2012, 02:27 PM
1- Quan điểm "xuất giá tòng phu - Phu tử tòng tử", dịch nôm na là lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì theo con, có từ thời chế độ phong kiến, thiết nghĩ ở thời đại hiện nay không còn phù hợp, bởi hiện Luật pháp đã có Luật cư trú, qui định mọi công dân đều có quyền tự do cư trú ở nơi mà mình chọn.

2- Tuy nhiên, trong 1 gia đình có tới vài thế hệ chung sống thì bắt buộc phải có sự nhân nhượng để hoà hợp mà sống chung được, chứ nếu cái gì cũng nhất nhất theo Luật thì có khi cuộc sống không yên ấm, hạnh phúc như ý. Bố chồng là "người xưa" nên theo quan điểm cũ, việc ông cấm đoán con dâu thay đổi nơi cư trú là phạm luật, nhưng nếu chống lại việc này một cách không khéo léo, cô con dâu và đám cháu nội có thể bị mất nhiều quyền lợi về sau, ngoài sứt mẻ tình cảm, còn ảnh hưởng tới việc chia gia tài, thừa kế...v...v.....

3- Hãy trình bày những khó khăn của 1 phụ nữ ở cữ, rất cần có sự chăm sóc của người thân và việc về bên Ngoại chỉ là tạm thời trong giai đoạn ở cữ. Trình bày chân thành mà ông cụ vẫn không nghe thì có thể nhờ các đoàn thể ở địa phương ( Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh..... ) vận động hộ. Tuyệt đối không nên nghĩ rằng Ông Cụ không thương cháu Nội, bởi nếu không thương ông đã không "cấm đoán" việc mang cháu trai của ông về bên Ngoại. Ở đây tôi nghĩ đã có sự khó chịu giữa 2 bên trong việc chăm sóc cháu, có thể bên Ngoại sang chăm sóc nhưng lại cạnh khoé bên Nội là bỏ bê cháu, nên sinh chuyện. Các bạn hãy nhớ, cách biểu lộ tình thương con cháu của mỗi người, mỗi giới là khác nhau. Ví dụ, mẹ thì ôm ấp hôn hít con suốt ngày, còn Bố thì có ông gần như không bao giờ làm chuyện đó, nhưng đâu có nghĩa là Bố không thương con. Chúc thành công. Trân trọng.