PDA

View Full Version : Vấn đề kháng nghị trong luật tố tụng dân sự


cmfc
26-07-2012, 02:01 PM
vấn đề kháng nghị theo quy định về phạm vi và thẩm quyền xét xử tại Điều 296 BLTTDS , giám đốc thẩm có quyền huỷ một phần bản án sơ thẩm hay phúc thẩm đã có hiệu lực ko trong vụ án hôn nhân gia đình?
vấn đề này hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn! mong các bạn giải đáp, và cung cấp cho mình những thông tin về "quyết định giám đốc thẩm của HĐTP Toà án ND Tối cao về vụ án hôn nhân gia đình mà cấp GĐT huỷ 1 phần về con cái và tài sản và giữ nguyên quyết định của cấp sơ thẩm các đương sự thuận tình ly hôn "...."giám đốc thẩm có quyền huỷ một phần hay ko?" .... cùng những căn cứ pháp lý khác!
mình xin chân thành cảm ơn các bạn!:-/
Vy

Anh (chị) chú ý, tiêu đề phải rõ ràng, thể hiện nội dung của bài viết.

tritinh
26-07-2012, 02:01 PM
Trước tiên, tôi xin giải thích rõ các thuật ngữ :
- Kháng nghị GĐT dân sự : hiểu nôm na đây là đề nghị của người có thẩm quyền làm cơ sở để Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyết định GĐT dân sự : sau khi xem xét lại, Tòa án có thẩm quyền sẽ ra Quyết định GĐT.

Theo qui định tại điều 285 BLTTDS thì Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT đối với bản án, QĐ có hiệu lực của TA các cấp, trừ QĐ GĐT của HĐTP TAND tối cao. Còn Chánh án TA cấp Tỉnh, Viện trưởng VKS cấp Tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục GĐT đối với bản án, QĐ có hiệu lực của TAND cấp Huyện.

Theo qui định tại khoản 7 điều 287 BLTTDS cho phép Người có thẩm quyền được quyền quyết định kháng nghị một phần hay toàn bộ bản án có hiệu lực pháp luật và khoản 1 điều 296 BLTTDS qui định HĐGĐT chỉ xem xét lại phần QĐ của bản án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Do đó, nếu bản án sơ thẩm hay bản án phúc thẩm, kể cả QĐGĐT của Tòa dân sự TAND tối cao về Hôn nhân gia đình có hiệu lực mà chỉ bị kháng nghị một phần trong toàn bộ nội dung Quyết định của bản án đó thì cấp GĐT có quyền xem xét để giữ nguyên hoặc hủy phần quyết định bị kháng nghị này.

Ví dụ : Trong bản án có hiệu lực, ở phần Quyết định tuyên 3 nội dung :
1- Công nhận sự thuận tình ly hôn giữa Anh A và Chị B
2- Giao 2 con chung cho chị B nuôi dưỡng, Anh A có nghĩa vụ chu cấp mỗi tháng 1 triệu đồng để nuôi 2 con.
3- Tài sản chung của anh A và chị B là 100 triệu, chia cho anh A là 30 triệu, chia cho chị B là 70 triệu.
Thế nhưng bản án này bị kháng nghị GĐT chỉ với nội dung thứ 2 và thứ 3, vậy cấp GĐT có quyền ra QĐGĐT tuyên hủy hai nội dung đó giao về Tòa án cấp dưới xử lại hai yêu cầu này.
Trân trọng.