PDA

View Full Version : Tài sản đứng tên con có bị chia khi ly hôn không?


umivungtau
26-07-2012, 01:58 PM
Kính gửi diễn dàn pháp luật,tôi có 1 số thắc mắc về pháp luật mong được sư giúp đỡ từ diễn đàn:
Tôi và chồng tôi có duy nhất 1 đứa con.Và năm cháu 19 tuổi do phải đi học đại học ở thành phố nên có mua cho cháu 1 căn nhà thành phố do chính cháu đứng tên làm chủ sở hữu ( toàn bộ giấy tờ mua bán,hợp đồng mua bán và sổ hồng đều đứng tên cháu,và trong sổ hộ khẩu căn nhà thành phố cháu làm chủ hộ).
Đến nay cháu 20 tuổi,vợ chồng tôi bất đồng ý kiến,và sẽ ly hôn.
Chồng tôi viết trong đơn ly hôn về phần tài sản 2 vợ chồng có căn nhà thành phố mua cho cháu và cho cháu đứng tên để tiện cho việc đi học.Yêu cầu tòa án phải chia đôi căn nhà thành phố do con trai (của 2 vợ chồng tôi) làm chủ sỡ hữu cho 2 vợ chồng.
Vậy thì căn nhà đó có bị đem ra làm đối tượng phải chia cho 2 vợ chồng tôi không?
Hay vẫn thuộc quyền sở hữu của cháu?
Và trước tòa tôi phải trả lời như thế nào để khả năng ngôi nhà thuộc về cháu là cao nhất và tòa án không thể vặn vẹo được.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Mong sư hồi âm từ diễn đàn 1 cách nhanh nhất,hiện tại tôi đang rất bối rối.
1 lần nữa xin chân thành cám ơn.

aumy.wood
26-07-2012, 01:58 PM
Chào chị. trước hết cảm ơn chị đã đến với diễn đàn pháp luật Việt Nam.

Sau khi đã nghiên cứu câu hỏi của chị, tôi xin được hồi đáp như sau:

Căn cứ vào Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, căn cứ luật nhà ở 2005 thì khi ly hôn căn nhà đang đứng tên con chị sẽ không thuộc khối tài sản chia ly hôn.

Thứ nhất, tài sản chung là tài sản do vợ chồng tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân do thu nhập hợp pháp mà có, được tặng cho chung, thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy tài sản mà vợ chồng anh chị đã tặng cho con anh chị sẽ trở thành tài sản riêng của con anh chị "trước thời kỳ hôn nhân" của chính con anh chị sau này.

Thứ hai, đối với việc xác lập quyền sở hữu, anh chị đã thỏa thuận tặng cho con và làm giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà đó đứng tên con. Do đó nó là cơ sở pháp lý dẫn đến việc con chị là chủ sở hữu duy nhất của căn nhà. Hiện tài sản đó tồn tại một cách độc lập với tài sản của anh chị và không là tài sản chung của vợ chồng anh chị.

Trước tòa phải trả lời như thế nào để ngôi nhà thuộc về cháu? : Ngôi nhà trên là do vợ chồng anh chị thỏa thuận mua cho cháu do đó việc duy nhất là anh chị công nhận sự thỏa thuận này. Tức là công nhận việc tặng cho. Bằng chứng là giấy tờ mua bán, hợp đồng mua bán đều do con chị đứng tên. Tức là cha mẹ đã tặng cho con bằng cách hỗ trợ "kinh phí" để mua nhà và chuyển giao cho con ngay từ thời điểm xác lập quyền sở hữu.

Chị có thể yên tâm, nếu có các bằng chứng như chị nói (về hợp đồng, về sổ hồng...) thì tòa án sẽ bác bỏ đơn yêu cầu xác lập căn nhà trên vào khối tài sản chung để phân chia khi ly hôn...

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề trên chị có thể tiếp tục đặt câu hỏi trong chủ đề này.
Chúc chị sức khỏe, hạnh phúc.!

sai-gon
26-07-2012, 01:58 PM
Trươc tiên tôi xin chân thành cám ơn anh cũng như diễn đàn.
Nhưng tôi vẫn còn băn khoăn đôi chỗ.
Đó là nếu bây giờ chồng tôi ra tòa và nói rằng chỉ cho cháu đứng tên hộ để tiện việc trông coi và quản lý trên thành phố vì vợ chồng tôi ở dưới quê chứ không cho cháu (nhưng không có giấy tờ nào chứng minh việc vợ chồng tôi nhờ con tôi đứng tên nhà cả,và cũng không có giấy cho tặng căn nhà,bởi vì cháu là người đứng ra ký kết mọi giấy tờ và hợp đồng mua bán,không liên quan đến vợ chồng tôi bất cứ điều gì,và sổ hồng đứng tên cháu ) và chồng tôi 1 mực khăn khăn nó còn nhỏ( lúc mua nhà con tôi 19 tuổi) thì làm gì ra tiền.
Với trường hợp như vậy thì tôi phải nói như thế nào trước tòa cho chặt chẽ để căn nhà đó vẫn là của con tôi,không để tòa và chồng tôi gây khó dễ làm tôi hoang mang.
Trong trường hợp nếu chồng tôi có quen biết với tòa án,thì có cách nào bảo vệ quyền lợi cho tôi không?
Mong được sự hồi âm sớm nhất có thể từ diễn đàn.
Xin chân thành cám ơn quý ban.

eubia
26-07-2012, 01:58 PM
Xin chia sẻ với băn khoăn của chị.
Như trên đã dự trù đó là con chị không thể có tiền để mua căn nhà đó được và chỉ có thể là do cha mẹ "hỗ trợ kinh phí" mua nhà.

Việc con chị là người đứng tên căn nhà, trực tiếp đứng tên trong các hợp đồng là những hành động pháp lý xác lập quyền sở hữu. Việc chồng chị lấy lý do đứng tên con để tiện việc trông coi là không có cơ sở. Bởi lẽ việc xác lập quyền sở hữu đối với một tài sản là hành vi pháp lý nhằm xác lập các quyền của chủ thể đối với tài sản đấy chứ không phải là hành vi nhằm "trông coi và quản lý" tài sản.
Việc này cũng tương tự như: Việc vợ chồng chị dùng tiền của gia đình mua cho con một chiếc xe máy, một chiếc oto và chiếc xe đứng tên con. Chiếc xe đó thuộc quyền sở hữu của con trước pháp luật. Lúc này không thể nói là mua xe đứng tên con là vì tiện cho có thể chính chủ tham gia giao thông được.

Hơn nữa. luật hôn nhân gia đình cũng đã quy định đối với tài sản cần đăng ký quyền sở hữu, muốn xác lập tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng thì trong " giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng." (khoản 2 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình). Như vậy, Nhà là một loại tài sản cần đăng ký quyền sở hữu, trong khi đó nó chỉ có tên con chị trong giấy chứng nhận nên không thể coi đó là tài sản chung của vợ chồng.

Chị hỏi. nếu chồng chị quen biết với Tòa án thì làm sao? trước hết, khuyên chị và con nên đi công chứng giấy tờ làm nhiều bản, để tiện sau này làm việc. Pháp luật cũng công bằng chị ah. nếu chị muốn bảo vệ cho con của mình vẫn có nhiều cách. Chồng chị có thể quen Tòa sơ thẩm thì đã có Tòa phúc thẩm và tòa tối cao. Không thể một tai che cả bầu trời. Nhất là sau này thấy cần thiết chị có thể nhờ báo chí can thiệp, gây dư luận thì chẳng ông thẩm phán nào dám vì chồng chị "mà mất nghiệp cả".

Chị có thể yên tâm. Nhưng chú ý chứng cứ vẫn là điều tiên quyết.