PDA

View Full Version : hôn nhân thực tế là như thế nào?


pjhuyenhanh
26-07-2012, 01:49 PM
Tôi xin hỏi vấn đề sau: Năm 1957 ông A kết hôn và chung sống với bà B không có đăng kí kết hôn gì vì ở miền nam lúc đó, nhưng vẫn được bà con hàng xóm công nhận là vợ chồng, năm 1958 họ có con chung với nhau. đến năm 1980 thì ông A lại kết hôn với bà C (có đăng kí kết hôn) mặc dù bà B vẫn còn sống và chưa có làm thủ tục ly hôn với ông A. Trong thời gian từ lúc lấy chồng đến lúc ông A chết thì bà B vẫn sống với vai trò là vợ ông A. Vậy xin được hỏi :
1.Hôn nhân thực tế giữa ông A và bà B có được công nhận không?
2.Hôn nhân giữa ông A và bà C có được công nhận không?

huda
26-07-2012, 01:49 PM
Căn cứ vào Nghị quyết 35/ /2000/NQ-QH10 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, tôi xin trả lời trường hợp mà bạn hỏi như sau:
1. Quan hệ vợ chồng của ông A và bà B được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật HNGĐ 1986 có hiệu lực) nên được công nhận là vợ chồng. Hiện nay Nhà nước chỉ khuyến khích họ đăng ký kết hôn chứ không bắt buộc. Nếu các tranh chấp phát sinh giữa họ thì được giải quyết như vợ chồng đã có đăng ký kết hôn.
2. Cơ sở pháp lí giống câu 1. A và C vẫn được công nhận là vợ chồng.

forimex_sbc
26-07-2012, 01:49 PM
Híc, thienthancongly cho là trong cùng một thời gian Toà án có thể chấp nhận cho một người có quan hệ hôn nhân hợp pháp với hai người à?
1. Theo tôi, do năm 1980 ông A đã đăng ký kết hôn với bà C nên Toà án sẽ không thừa nhận hôn nhân thực tế giữa ông A và bà B nữa. Nếu hai người vẫn chung sống với nhau và nếu xảy ra hậu quả nghiệm trọng thì bà B còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" theo Điều 147 BLHS.Toà án chỉ thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa ông A và bà C.
2. Nếu có tranh chấp xảy ra về con cái và tài sản, Toà án có thể áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
Trích:
2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

ductienvt
26-07-2012, 01:49 PM
Đúng rồi!Trường hợp này là như thế! Đã nói là hôn nhân thực tế mà. Họ không buộc phải đăng ký kết hôn. Nếu có tranh chấp phát sinh thì vẫn giải quyết như vợ chồng hợp pháp (tức là được chấp nhận là vợ chồng). Căn cứ pháp lí để lí giải vấn đề mình đã viện dẫn ra rồi đó. Không chỉ có hai vợ đâu! Ví dụ ông A chung sống như vợ chồng với bà B, bà C, bà D...trước ngày 03/01/1987 thì cả B, C, D... đều là vợ của ông A.

pjhuyenhanh
26-07-2012, 01:50 PM
Điều đó thì e là bạn sai lầm rồi. Đừng nghĩ là hôn nhân thực tế thì Nhà nước (và Pháp luật) có thể công nhận cho mọi trường hợp đều là vợ chồng, dù họ có đủ điều kiện theo Nghị quyết của Quốc hội. Với nước Việt nam dân chủ cộng hoà và giờ là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ đa thê không được chấp nhận và bị cấm. Hôn nhân thực tế chỉ có nghĩa là CÓ MỘT CUỘC HÔN NHÂN CÓ THẬT TRONG CUỘC SỐNG nhưng vì nhiều lí do họ không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Hai lí do quan trọng nhất là ý thức pháp luật của người dân còn thấp và pháp luật nước ta ngày xưa chưa quy định một cách chặt chẽ về các thủ tục. Nếu Toà án thừa nhận cho ông A cùng lúc có hôn nhân hợp pháp với cả bà B và bà C thì có nghĩa là Toà án đã thừa nhận chế độ đa thê. Điều đó là trái với nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân gia đình (không chỉ Luật 2000, 1988 mà còn các văn bản khác trước đó và nguyên tắc chung của pháp luật, của chế độ).
Trong trường hợp này, Toà án chỉ có thể chấp nhận cuộc hôn nhân của ông A và bà B trước khi ông A đang ký kết hôn với bà C, khi ông A đã được đăng ký kết hôn với bà C thì coi như cuộc hôn nhân trước đó đã không còn (hôn nhân thực tế ==> li hôn thực tế). Sau khi ông A đăng ký kết hôn với bà C, Toà án không thể thừa nhận hôn nhân giữa ông A và bà B nữa. Nếu các bên đưa đủ chứng cứ để chứng minh là có cuộc hôn nhân thực tế, ông A và bà B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Xâm phạm chế độ một vợ, một chồng" hoặc bị xử lý hành chính về hành vi này.
Tôi cho rằng bạn đã hiểu không đúng về Nghị quyết 35 của Quốc hội. Nghị quyết này chỉ quy định như thế nào là hôn nhân thực tế và cách giải quyết theo các giai đoạn khác nhau chứ không thừa nhận chế độ đa thê, không thừa nhận một người có thể có hôn thú hợp pháp với nhiều người hoặc thừa nhận một người có hôn nhân thực tế với nhiều người.
Mong nhận được ý kiến trao đổi thêm của bạn và các thành viên.

hanoi-evc
26-07-2012, 01:50 PM
Hình như thienthancongly đúng! (theo tài liệu mà tôi đang có- tui đâu biết còn có văn bản nào khác hay không) [-( nhưng như vậy thì...tội nghiệp hai bà vợ quá :43:)
----------------------------------------------
À! về vấn đề này, do tình trạng chiến tranh-gia đình phân ly-mất tin tức, nên Quốc hội có Nghị quyết 35 trên, "cho phép" đối với trường hợp trên là hôn nhân thực tế, nhưng đối với gia đình của những người đó, họ cũng không vui vẻ gì, phải chấp nhận thôi, thường thì 1 ông cũng chỉ ở được với 1 bà thôi. :-? :-/

duyenhai01
26-07-2012, 01:50 PM
Theo mình vấn đề ở đây là nguyên tắc áp dụng pháp luật.
-Vấn đề đặt ra là, áp dụng Luật HN-GĐ ở thời điểm nào?
1.Có công nhận hôn nhân hợp pháp của ông A và bà B không?
Thứ nhất, thời điểm kết hôn xảy ra hôn nhân thực tế là năm 1957 trước khi Luật hôn nhân gia đình ở Miền Bắc năm 1959 có hiệu lực, hơn nữa địa điểm kết hôn lại là miền Nam. Pháp luật dân sự không có hiệu lực hồi tố. Trong khi ông A và bà B có đủ điều kiện để công nhận hôn nhân thực tế.
2.Tương tự ông A và bà C cũng được xác định như vây.
3. Vấn đề áp dụng văn bản hướng dẫn:Những vấn đề trước đây đã hướng dẫn nhưng nay đã có hướng dẫn thay thế thì phải áp dụng hướng dẫn mới. Ví dụ: Trước đây đã có hướng dẫn xác định về tiêu chí hôn nhân thực tế. Nay nếu quan hệ hôn nhân thực tế vẫn tiếp tục tồn tại thì tiêu chí xác định lại theo hướng dẫn mới (NQ 35/2000 và TTLT 01/2001).

mtcorp
26-07-2012, 01:50 PM
Tôi xin nói rõ ý tôi là thế này:
- Từ năm 1957 đến năm 1980 (trướ khi ông A kết hôn có đang ký với bà C): hôn nhân giữa ông A và bà B được thừa nhận là hợp pháp (hôn nhân thực tế).
- Từ năm 1980 đến khi ông A chết: hôn nhân giữa ông A với bà B không được công nhận là hôn nhân thực tế nữa. Pháp luật, dù là văn bản nào cũng chỉ thừa nhận một vợ, một chồng.
- Việt Nam đã từng có rất nhiều người phải hi sinh hạnh phúc sau để trở về với bà vợ trước. Nếu muốn có một cuộc hôn nhân chính thức, người ta phải tuân thủ pháp luật (li hôn người sau để về với người trước). Còn vẫn duy trỳ cả hai mối quan hệ thì hãy cẩn thận.
- Tôi đoán ý của người hỏi, là hiện nay ông A đã chết nên có thể có tranh chấp gì đó về tài sản. Bạn hãy đọc khoản 2, 3 điều 17 Luật hôn nhân gia đình để biết cách giải quyết. Tìa snả chung chỉ được công nhận từ trước năm 1980 thôi. Về sau, của ai người đó nhận, có gì chung thì chia đôi có tính đến công lao đóng góp và quyền lợi của phụ nữ, con cái.
----------------------------------------------
À, không biết chongluoiyeu vợ có văn bản nào về việc pháp luật cho phép một người có thể có hôn nhân thực tế với nhiều người? Nếu có, mong bạn post lên hoặc chí đường link với? Thanks.

benco_group
26-07-2012, 01:50 PM
sao các bạn không nghĩ thủ tục kết hôn của ông A và bà C là sai? vì khi ông A đang chung sống với bà B đã được Pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế thì khi ông A đăng kí kết hôn với bà C là đã phạm luật hôn nhân và gia đình rồi, các bạn nên nhớ năm 1980 (tức sau 1975) thì luật HNGĐ đã được áp dụng ở miền nam rồi. Vậy với Điều 5 (Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác) thì liệu Hôn Thú của ông A và bà B có giá trị không!

dalatbeco
26-07-2012, 01:50 PM
À, Luật áp dụng ở miền Nam đó là luật nào vậy bạn? Nói thật là tôi muốn biết chứ không thách đố bạn đâu!
Vấn đề ở đây là ông A chắc ra tập kết ở miền Bắc nên mới lấy vợ ngoài này. Còn theo nguyên tắc chung của pháp luật, giữa hai cuộc hôn nhân đều có thật trên thực tế, vì buộc phải lựa chon 1 nên Toà án sẽ chỉ thừa nhận cuộc hôn nhân nào tuân thủ đúng thủ tục mà pháp luật quy định thôi. Nghĩa là thừa nhận cuộc hôn nhân của ông A và bà C, và coi như cuộc hôn nhân thực tế của ông A và bà B kết thúc từ lúc đaăg ký cuôc hôn nhân sau.
----------------------------------------------
Quá trình tìm hiểu, tôi có tìm được câu trả lời này, nhưng vì muôn quá nên không gọi điện hỏi Luật sư là văn bản nào quy địh về vấn đề này. Ông bạn làm cùng phòng nói rằng thời học Luật HNGĐ cũng đã có câu hỏi tương tự và có công văn nào đó. Nhưng tìm không ra. Ai mà hỏi được Luật sư thì post lên diễn đàn nhé.