PDA

View Full Version : Phân chia tài sản hôn nhân


phuthi
26-07-2012, 01:49 PM
xin các bác các chú giúp cháu về vc phân chia tài sản gia đình với ạ ?

gia đình cháu hiện có 7 người , bố và 2 mẹ , 3 người con , và con dâu

nhưng vì mẹ cháu là vợ lẽ , bố cháu có cưới xin có họ hàng làng xóm chứng kiến , và mẹ cháu sinh đc 2 người con trai và gái , và bà mẹ cả thì đc 1 người con gái ,

Cháu muốn hỏi gia đình cháu, không hòa hợp muốn chia tài sản, thì sẽ đc phân chia như thế nào , và thuộc điều khoản bao nhiêu của pháp luật việt nam ,

Đất ông bà để lại cho bố mẹ cháu , vậy thì đc chia như thế nào ,
Mẹ 2 cháu có đc chia không , Con dâu (tức là vợ cháu ) có đc chia không . Em gái có đc chia không . Và chị gái con mẹ cả có đc chia không .
Và sẽ phân chia như thế nào là đúng pháp luật nhất , cháu mong đc sự giúp đỡ của các bác các chú , cũng như mọi người trong diễn đàn pháp luật ,

Cháu xin có câu trả lời ,và lời khuyên nhanh nhất và sớm nhất , để cháu nhận thức đc sớm hơn , cháu xin cám ơn mọi người rất nhiều ..?

kaiser
26-07-2012, 01:49 PM
Cảm ơn bạn đã có những thắc mắc rất chân thành trên diễn đàn. Đọc những dòng viết của bạn, mình biết bạn đang rất bối rối.
Vấn đề bạn hỏi mình xin được tư vấn như sau:
- Thứ nhất, mẹ bạn và bố bạn có quan hệ "như vợ chồng" từ năm nào? có giấy đăng ký kết hôn không?
Về nguyên tắc ở Việt nam không công nhận chế độ đa thê, mà chỉ thừa nhận chế độ một vợ một chồng. Điều 2 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã quy định rất rõ:
"Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng."
Như vậy, ở đây phải xác định là ai là người vợ hợp pháp về mặt pháp lý. Nếu là mẹ bạn có giấy đăng ký kết hôn, thì mẹ bạn sẽ được hưởng những quyền khi chia tài sản. Nếu không có giấy đăng ký kết hôn, mà bà cả có giấy đăng ký kết hôn thì sẽ rất thiệt thòi cho mẹ bạn.

Trường hợp chia tài sản, nếu là hôn nhân hợp pháp, tài sản sẽ được chia như Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000
"Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết."

Nếu không được công nhận là vợ chồng thì chỉ áp dụng nghị Quyết 35 của Quốc hội:
"b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 1 năm 1987 đến ngày 01 tháng 1 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 1 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 1 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 1 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết."

Điều 17. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
3. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.


Ở đây mình không được rõ lắm, rằng ông bà phía đằng ngoại cho hay ông bà phía đằng nội cho. Và cho như thế nào, cho cá nhân mẹ bạn, hay cho cả hai người. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin để chúng tôi có thể trả lời chính xác hơn.
về phần, con gái của bà vợ cả và bà cả, nếu họ là hôn nhân hợp pháp thì họ sẽ được hưởng các quyền tài sản theo Điều 95 đã nêu trên. Tuy nhiên ở đây phải lưu ý, là trong quan hệ này, họ có ly hôn không? vì nếu họ không ly hôn thì sẽ không đề cập đến, mà pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi hợp pháp về tài sản cho họ.
Mong nhận được sự trao đổi thêm từ bạn, Để chúng ta có thể tìm được những giải pháp tối ưu nhất.

caonguyen1
26-07-2012, 01:49 PM
vâng cám ơn bác giang quyết ?

như em đã hỏi trên và cũng nhận thức đc những lời tư vấn thật bổ ích .

* Em muốn hỏi nữa là việc , mẹ em đc bố em cưới là không có đăng ký kết hôn ,
* Mẹ cả của em cũng vậy cũng không có đăng ký kết hôn .
* Lý do là gia đình em ở thôn quê lên chỉ đc chứng nhận qua 2 gia đình họ hàng làm chứng thôi ,

* Vậy theo luật nào điều khoản nào sẽ giải quyết công bằng và hợp pháp nhất ,

* những người con sẽ đc phân chia như thế nào ,
* và con dâu có đc chia không ạ ?

* và đất của ông bà đằng nội để lại cũng chỉ chuyền miệng không có giấy tờ di chúc , vậy bố em phải làm di chúc như thế nào là công bằng nhất ạ ?
vì mẹ em chung sông gia đình từ năm 80 , có em từ năm 83 , mong bác cho lời khuyên ?
> em xin có câu tư vấn nhanh nhất và sớm nhất để em hiểu hơn , em xin cám ơn mọi người rất nhiều ạ ?

cmfc
26-07-2012, 01:49 PM
Bạn vui lòng cho diễn đàn biết các thông tin sau

- Bố bạn và người "mẹ cả" của bạn kết hôn vào năm nào? Họ có với nhau mấy người con chung?
- Bố bạn và mẹ bạn kết hôn vào năm nào? Bố mẹ bạn có với nhau mấy người con chung?

Bạn hỏi: Những người con sẽ đc phân chia như thế nào

Trả lời: Nếu ông bà trước khi chết không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo Luật. Nguyên tắc chia di sản thừa kế theo Luật như sau

- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bạn hỏi: con dâu có đc chia không ạ ?

Trả lời: Theo quy định của pháp Luật con dâu (con rể) không thuộc bất kỳ một hàng thừa kế nào của bố mẹ chồng (bố mẹ vợ)

Bạn hỏi: và đất của ông bà để lại cũng chỉ chuyền miệng không có giấy tờ di chúc, vậy bố em phải làm di chúc như thế nào là công bằng nhất ạ ?

Trả lời: Chưa hiểu ý của bạn trong thắc mắc này!

quan_huynh74
26-07-2012, 01:49 PM
Trường hợp của gia đình bạn đến đây là rất phức tạp. Quả thực việc một người chung sống như vợ chồng với hai người phụ nữ và đều không có đăng ký kết hôn là không nhiều trong xã hội. Tuy nhiên như bạn nói Mẹ bạn là vợ lẽ và sống chung với gia đình từ năm 1980 tức là trước năm thời điểm 3/1/1987. Từ đó cũng suy ra là bà vợ cả cũng được xác lập quan hệ vợ chồng trước ngày 3/1/1987 và trước cả mẹ bạn.
Về phía quan điểm của mình, cũng như thực tế xét xử của Tòa án thì cả bà cả và mẹ bạn đều có đủ các điều kiện để được công nhận là hôn nhân thực tế.( và cả hai người đều có con chung) Tuy nhiên, do khi bố bạn đến với mẹ bạn năm 1980 thì quan hệ hôn nhân giữa bố bạn và bà cả chưa chấm dứt. Do đó đây được xem như là việc làm trái pháp luật. Pháp luật phải bảo vệ chế độ một vợ một chồng, bảo vệ quyền lợi của người vợ trước. Khi bố bạn chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng với bà cả thì mặc nhiên bà cả vẫn được xác lập là vợ chính thức. ( cũng có những quan niệm cho rằng cả hai người đều được coi là vợ hợp pháp nhưng trong thực tiễn xét xử thì quan điểm này thường không được công nhận nhằm đảm bảo tính đúng đắn của pháp luật và nguyên tắc xuyên xuốt quy định trong luật hôn nhân gia đình).
Bạn hỏi Theo luật nào, điều khoản nào pháp luật giải quyết trường hợp của gia đình bạn. Theo tôi nếu có đơn yêu cầu xin ly hôn Tòa sẽ áp dụng Nghị quyết 35 của Quốc hội. Theo đó Tòa án sẽ không công nhận hôn nhân hợp pháp của ba và mẹ bạn và áp dụng khoản 2, 3 Điều 17 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 để giải quyết.

Về câu hỏi thứ hai, vấn đề đất do ông bà để lại. Nếu đó là tài sản chung của gia đình thì bố bạn được quyền di chúc định đoạt phần tài sản của bố bạn có trong đó (thông thường là một nửa) cho bất kỳ ai, có thể là cho bạn hoặc cho mẹ bạn.
Nếu mảnh đất đó, bố bạn hiện đang đứng tên và là tài sản riêng thì quyền định đoạt (chuyền nhượng, tặng cho, thừa kế) hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bố bạn.
Còn làm thế nào để công bằng? Câu hỏi này không thuộc khả năng của chúng tôi. Vì lẽ công bằng hay không phụ thuộc rất lớn vào quyền và trách nhiệm của bố bạn đối với các thành viên trong gia đình. Vì xét cho cùng vấn đề thừa kế tài sản phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của người để lại di chúc. Chúng tôi với tư cách là những người tư vấn cố gắng đưa ra cho bạn những hiểu biết pháp luật hữu ích nhất, không chỉ mong bạn có thể giải quyết thấu đáo vụ việc mà còn mong bạn nhìn thấy được những lợi thế khó khăn gì từ phía pháp luật để có phương án giải quyết tốt nhất.
Chúc bạn sức khỏe và may mắn.