PDA

View Full Version : một vài thắc mắc về luật Hôn nhân gia đình


phamfood
26-07-2012, 01:45 PM
Xin mấy anh chị cho em hỏi vài câu về lĩnh vực HNGĐ.
1. Hãy nêu các điều kiện để tiến hành thủ tục khai nhận cha mẹ - con bằng thủ tục hành chính?
2. Giấy khai sinh trong mọi trường hợp là bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất trong việc xác định cha mẹ con. Đúng hay sai? Tại sao?
Và một câu hỏi tình huống nữa nè!
A và B về chung sống với nhau từ tháng 1/1985 khi chị B được 16 tuổi. Đến năm 2001. thực hiện chủ trương về đăng kí kết hôn đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng, họ đến UBND cấp có thẫm quyền đăng ký kết hôn. Hỏi quan hệ hôn nhân của họ sẽ được pháp luật công nhận là xác lập từ thời điểm nào? Tại sao?
#-o Em xin củm ơn trước nha!!!!

hieuducco
26-07-2012, 01:45 PM
Trả lời câu hỏi tình huống:
Tháng 1/1985 chị B được 16 tuổi, đến tháng 1/1986 chị B được 17 tuổi. Luật chỉ quy định độ tuổi kết hôn của nữ từ 18 tuổi, tức là chị B chỉ cần đủ 17 tuổi + 1 ngày là đã đủ tuổi kết hôn. Do vậy quan hệ giữa A và B được xác lập trước ngày 03/01/1987. Theo quy định tại điểm a mục 3 Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội thì "trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/1/1987, ngày Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn". NHư vậy, theo quy định này thì trường hợp của A và B chỉ khuyến khích đăng ký kết hôn chứ không bắt buộc đăng ký kết hôn mà vẫn được công nhận là vợ chồng. Năm 2001 A và B đi đăng ký kết hôn, nhưng theo Nghị quyết 35 họ vẫn được công nhận là vợ chồng từ ngày họ có đủ điều kiện kết hôn (ngày chị B 18 tuổi).

qnkha
26-07-2012, 01:45 PM
Thảo luận cùng bạn:

Khẳng định trên là không đúng. Vì:
Thứ nhất, Điều 63 Luật HNGĐ về xác định cha mẹ có ghi rõ:
" 1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng."
Như vậy, việc xác định quan hệ cha mẹ con không phụ thuộc tất cả vào giấy khai sinh. Mà phụ thuộc vào thời điểm đứa trẻ sinh ra. ( Xin được lưu ý cụm từ "xác định cha mẹ con" trong tình huống này)

:Có giấy khai sinh nhưng chưa hẳn đó đã là bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất.

Có thể chứng minh mệnh đề này không đúng bằng một số ví dụ sau:

Ví dụ: xác định cha mẹ cho con bị bỏ rơi, thời điểm xác định cha mẹ có thể là trước hoặc cùng thời điểm làm giấy khai sinh cho con. Nên giấy khai sinh mặc nhiên không là căn cứ pháp lý cao nhất xác định cha con.
Ví dụ 2: Trường hợp Người được nhận là cha, mẹ của một người yêu cầu tòa án xác định người đó không phải là con mình cũng có thể không dựa vào giấy khai sinh mà dựa vào giấy chứng sinh, thời điểm thụ thai đứa trẻ có trong thời kỳ hôn nhân hay không....
Cũng chỉ xin có vài ý kiến như vậy. Mời các bạn thảo luận thêm

truongthanhthuduc
26-07-2012, 01:45 PM
em có một trường hợp muốn hỏi về lĩnh vực này như sau:
Anh A và chị B kết hôn với nhau năm 1990 có đăng ký kết hôn và hiện có một con chung là C. Hai anh chị có một căn nhà diện tích là 100m vuông tại huyện H tỉnh QN. Sau 1 thời gian chung sống anh chị phát sinh mâu thuẫn, chị B đã đưa con về nhà mẹ đẻ sinh sống từ năm 2002 và đăng ký tạm trú tại quận ĐĐ thành phố HN. Anh A vẫn ở tại huyện H tỉnh QN. Nay anh A và chị B có đơn yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con và thỏa thuận việc chia tài sản chung vợ chồng.
1) Anh chị A vad B phải gửi đơi đến tòa án nào?
2) nếu sau khi thụ lý thì tòa án có phải tiến hành hòa giải để các bên đoàn tụ không? tại sao?
Giải quyết giùm em nhe!
em cám ơn nhiều

quan_huynh74
26-07-2012, 01:45 PM
Xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau!

1- Để xác định thẩm quyền của Toà án trong trường hợp này chỉ cần xác định ai là người nộp đơn. Nếu anh A là người đi nộp đơn thì sẽ nộp ở Toà ĐĐ, ngược lại chị B nộp đơn thì sẽ nộp ở Toà án nhân dân huyện H (xác định thẩm quyền theo nơi cư trú của bị đơn). Các bên có thể thoả thuận bằng văn bản lựa chọn Toà án nơi nguyên đơn cư trú (Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự)

2- Tất nhiên là Toà án vẫn tiến hành hoà giải vì đó là nguyên tắc của Luật tố tụng (Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2000 và Điều 10 Bộ Luật tố tụng dân sự 2005