PDA

View Full Version : Ra tòa xin "kô công nhận quan hệ vợ chồng, có con chung và có yếu tố nước ngoài"


camphat
26-07-2012, 01:45 PM
Tôi và vợ tôi cưới nhau được 3 năm, được 1 cháu trai 2 tuổi kháu khỉnh và thông minh, nhưng chúng tôi chưa làm giấy kết hôn vì tôi có quốc tịch Mỹ, không có điều kiện ở lại VN trên 45 ngày để làm giấy tờ theo quy định của tư pháp VN.
Vợ tôi là con của một gia đình gần như "đầu đường xó chợ", suy nghĩ vật chất, nhưng lúc mới thương nhau thì tôi cảm mến sự vượt khó và vươn lên của vợ (gần tốt nghiệp ĐH). Tiếc là về sau do không thể chấp nhận được nếp bừa bãi, biếng nhác và "lanh chanh, hỗn hào" của vợ, đôi lúc cãi vã nặng lời và có bạt tai cô ấy (duy nhất 1 lần).
Gần đây khi về lại VN thăm thì tôi phát hiện cô ta đã có bồ, (trong hoàn cảnh hồ sơ bảo lãnh đã về đến tpHCM!).
Cô ta là người mẹ duy nhất trên đời tôi thấy được lạnh lẽo chăm sóc đến con, mọi việc đều do bà ngoại chăm sóc, thậm chí chưa khi nào ngủ chung với con. Bé từ khi đầy tháng đã phải ngủ chung với bà ngoại. Cô ta bây giờ đi làm thì 10 giờ đêm mới về đến nhà (?), ngày nào cũng vậy. Tôi thật là buồn cho con. Xa xôi hơn, nghĩ con banh ruột đẻ ra mà còn đối xử thờ ơ như vậy thì làm chồng như tôi thì mong đợi được cái nỗi gì. Đàn bà sao có kẻ "lạt lòng" đến vậy (và buồn cho xã hội VN thoái hóa đạo đức đến làm sao!)
Nay do cô ta đã có bồ, tôi nghĩ cách tốt nhất là chia tay, mặc dầu rất thương cho bé mới 2t đầu phải sống cảnh mẹ Nam cha Bắc.
Không biết tôi làm sao để có thể giữ con, vì biết rằng con dưới 3t thì mẹ giữ. Tôi có thể chờ cháu được 3t thì ra tòa xin "không công nhận quan hệ vợ chồng và có con chung, có yếu tố nước ngoài", nhưng không biết xác suất "cha giữ con khi mẹ ngoại tình" là bao nhiêu, được 50% không? Xin lưu ý cháu có song tịch.
Nếu nói điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn thì chắc chắn ở Mỹ là tốt hơn ở VN rồi, nhưng ai biết được "nuôi dưỡng tốt hơn" là thế nào trong con mắt của pháp luật VN? Ai có kinh nghiệm xin chỉ bảo giùm.

goldenbee.admin
26-07-2012, 01:45 PM
Trước hết, thay mặt BQT diễn đàn cảm ơn anh đã đặt câu hỏi. Về phía tôi xin có một vài quan điểm như sau:

- Thứ nhất, việc gia đình không hòa thuận, hạnh phúc không được đảm bảo là điều rất buồn và không ai muốn, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ thì còn nhiều khía cạnh để bàn luận. Anh có nghĩ rằng trong chuyện này có một phần trách nhiệm của mình không? Một người phụ nữ phải sống xa chồng, bản thân các con cũng phải sống xa cha...
- Về câu hỏi của anh, tôi nghĩ chắc anh cũng nắm bắt khá rõ về pháp luật. Tuy nhiên có một thắc mắc là anh lấy vợ vào năm nào?
Anh có quyền yêu cầu xin ly hôn nếu như đời sống vợ chồng đã trở nên trầm trọng và không thể kéo dài được nữa.
Về quyền nuôi con đúng như anh nói nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì con dưới 3 tuổi "về nguyên tắc" sẽ giao cho mẹ nuôi, con "chín tuổi trở lên" phải hỏi ý kiến con. Song Điều 93 của Luật hôn nhân gia đình 2000 có quy định về việc Thay đồi người trực tiếp nuôi con:

" Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên."

Anh không thể vừa xin đòi quyền nuôi con, và vừa đòi tòa án "không công nhận quan hệ vợ chồng và có con chung, có yếu tố nước ngoài" mặc dù tôi chưa rõ vợ chồng anh lấy nhau năm nào nhưng trên thực tế nếu như anh chị tổ chức lễ cưới, được hàng xóm láng giềng công nhận, có quan hệ vợ chồng( đặc biệt là đã có con) thì mặc dù chưa có ĐKKH vẫn được coi là vợ chồng.

Câu này có thể anh đã quá gay gắt rồi, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật Mỹ đều giống nhau ở chỗ quy định của pháp luật xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn. Đúng như anh nói môi trường ở Mỹ rất tốt, có thể tốt hơn Việt Nam nhưng Luật Hôn nhân gia đình 2000 yêu cầu là "quyền lợi về mọi mặt" tức là cả về mặt tinh thần và vật chất. Tuy nhiên pháp luật cũng không hề áp đặt và bảo thủ, việc còn lại là anh có thể chứng minh được ở bên anh sẽ tốt nhất cho con anh thì Tòa án sẽ phải chấp nhận yêu cầu thôi.
***thế nào trong con mắt của pháp luật VN? xin lưu ý anh về cách dùng cụm từ này.
Chúc anh sức khỏe

longdatautovol
26-07-2012, 01:45 PM
Cám ơn bạn.

- Về "Anh không thể vừa xin đòi quyền nuôi con, và vừa đòi tòa án "không công nhận quan hệ vợ chồng và có con chung, có yếu tố nước ngoài" mặc dù tôi chưa rõ vợ chồng anh lấy nhau năm nào nhưng trên thực tế nếu như anh chị tổ chức lễ cưới, được hàng xóm láng giềng công nhận, có quan hệ vợ chồng( đặc biệt là đã có con) thì mặc dù chưa có ĐKKH vẫn được coi là vợ chồng.", tôi được biết pháp luật VN đã chấm dứt công nhận hôn nhân kô giá thú từ năm 2000, do đó kô xử "ly dị" trong trường hợp của tôi. Tòa án chấp nhận xét "ly dị" trong trường hợp này dưới tiêu đề "kô công nhận quan hệ vợ chồng", chỉ khác về tên gọi mà thôi. Nếu tôi chưa rõ chi tiết nào, xin chỉ giáo thêm.

- Về "việc gia đình không hòa thuận, hạnh phúc không được đảm bảo là điều rất buồn và không ai muốn, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến hạnh phúc gia đình tan vỡ thì còn nhiều khía cạnh để bàn luận. Anh có nghĩ rằng trong chuyện này có một phần trách nhiệm của mình không? Một người phụ nữ phải sống xa chồng, bản thân các con cũng phải sống xa cha...". Bạn nói đúng, tôi cũng có lỗi trong sự tan vỡ này. Xin hỏi thêm, trong số 1 triệu quân nhân trong quân đội hiện nay, ít nhất 100,000 trong số đó đã có gia đình, chẳng lẽ thời gian xa cách 2-3 năm đều khiến cho 100,000 bà vợ này ngoại tình hết?

- Về "thế nào trong con mắt của pháp luật VN?", tôi nghĩ bạn câu nệ về chữ nghĩa rồi. Pháp luật là tập họp, kết tinh của văn hóa, truyền thống, đạo lý, v.v...tất nhiên có khác nhau giữa các quốc gia. Một bà ngoại VN có thể dùng roi để dạy cháu 2t ăn cơm, nhưng ở Mỹ thì đó là "abuse". Tôi muốn xin được chỉ giáo là ở những chi tiết như vậy đó. Cám ơn.

aulachongvn
26-07-2012, 01:45 PM
Trước hết cảm ơn anh đã tham gia thảo luận cùng chúng tôi. Vấn đề anh hỏi xin được trả lời như sau:

Thắc mắc của anh cũng là lý do tại sao tôi muốn biết anh và vợ anh lấy nhau khi nào?
Theo Nghị quyết số 35/2000/QH về thi hành luật hôn nhân gia đình ngày 9/06/2000 và Nghị định 77/2001 NĐ-CP ngày 22/10/2001 về quy định chi việc đăng ký kết hôn theo Nghị Quyết 35 của Quốc hội.
"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết."
- Ở đây nếu anh thuộc trường hợp C nói trên thì chỉ cần anh hoặc chị có đơn ly hôn Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không cần yêu cầu vì cả anh và chị chưa thực hiện "nghĩa vụ" đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên theo khoản 2 và 3 Điều 17 Luật Hôn nhân gia đình 2000 thì quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp có đăng ký kết hôn, "tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con".



Riêng việc này, chúng tôi không dám can thiệp sâu vào chuyện riêng của mỗi gia đình, do cuộc sống muôn màu muôn vẻ, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Là những người tư vấn chúng tôi cũng không mong khách hàng phải chia rẽ gia đình, chỉ mong tư vấn cho các anh cách giải pháp tốt nhất, để sớm có một cuộc sống hạnh phúc.
-
Anh nói đúng pháp luật là tinh hoa văn hóa truyền thống đạo lý của một quốc gia, mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những quan niệm khác nhau dẫn đến xây dựng một bộ khung pháp lý khác nhau. Tuy nhiên dưới góc độ là một diễn đàn tư vấn pháp luật chúng tôi luôn hạn chế những cách nói nhạy cảm có thể gây phiền hà cho diễn đàn. Anh dùng cụm từ "con mắt của pháp luật Việt Nam" là dễ gây phản cảm.
Mong anh thông cảm.
Và Chân thành cảm ơn anh.

umivungtau
26-07-2012, 01:45 PM
Bạn hnQ, nếu bạn đã từng là công dân Việt Nam thi bạn không nên dùng từ thiếu thiện cảm về Việt Nam như vậy. Ai cũng biết là Việt Nam thua kém Mỹ nhiều mặt, nhưng "đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm được gì cho tổ quốc". Chúng tôi hiểu rằng, một quốc gia mạnh là tập hợp của nhiều cá nhân xuất sắc và đoàn kết.

tanphuoc
26-07-2012, 01:45 PM
Trước hết, trả lời về vấn đề pháp lí mà anh hỏi. Cụ thể là: muốn ly hôn, xin không công nhận vợ chồng, có được nuôi con hay không? Theo thông tin mà anh cung cấp ("chưa có giấy kết hôn"), anh không xin không công nhận quan hệ vợ chồng thì Tòa án cũng không công nhận quan hệ vợ chồng đó vì anh chị không tồn tại quan hệ vợ chồng về mặt pháp luật (không có giấy đăng ký kết hôn). Khi ra Tòa, Tòa sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng của anh chị và chỉ giải quyết vấn đề nuôi con và/hoặc tài sản khi có yêu cầu. (Theo Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10).
Về việc anh có được nuôi con hay không, vấn đề này bạn giangquyet cũng đã trả lời anh rồi. Vấn đề này được giải quyết theo điều 93, Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Tôi cũng nói thêm là theo Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thì:
Anh cũng đã biết con dưới 3 tuổi thì về nguyên tắc sẽ do mẹ nuôi dưỡng nhưng khi con anh trên 3 tuổi thì vẫn dựa vào những căn cứ pháp lí trên để giải quyết mà thôi, tức là phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của đứa con. Tôi nghĩ, anh vẫn có cơ hội nuôi con nhưng xác suất rất thấp.
Vấn đề pháp lí mà anh hỏi tôi xin dừng lại ở đây.Và công việc tư vấn luật của chúng tôi lẽ ra kết thúc ở đây. Nhưng tôi cũng có một vài trao đổi với anh: Dường như trong phần trình bày của anh, anh quá gay gắt và thành kiến với vợ mình. Trong suốt phần trình bày của anh, tôi dường như chỉ thấy anh đay nghiến, chê bai vợ mình. Về anh, anh chỉ nói rất ít và chỉ kể về một lần tát tai duy nhất vợ mình. Không biết những lời anh nói với chúng tôi ở đây,anh có nói với vợ anh không? Tôi không biết với tư cách là một người vợ, người ấy sẽ đau xót như thế nào khi chồng mình nói rằng gia cảnh của cô chỉ gần như là "đầu đường xó chợ", nghe cứ như không phải là con người, rất tủi nhục, và liệu có người vợ nào có thể sống với người chồng coi thường mình như thế?
Anh nói rằng vợ anh lãnh lẽo, thờ ơ với con, vậy anh có suy nghĩ về trách nhiệm của mình đối vơi con chưa? Anh về nước thăm con một năm bao nhiêu lần? Lúc anh ở bên Mỹ thì anh có thường xuyên gọi điện về hỏi thăm vợ con không? Thậm chí có đi nữa thì cũng chưa thể gọi là đã đầy đủ nghĩa vụ làm cha. Phải thể hiện bằng hành động kìa. Anh có dạy con mình gọi tiếng ba không? Anh có bên cạnh con trong những tiết trời giá lạnh không? Những đêm khuya con anh giật mình trở giấc, anh có đắp chăn và dỗ con ngủ lại không? Anh có thấy thương cho con mình lớn lên từng ngày mà bên cạnh thiếu vắng bóng cha không? không thể cứ lâu lâu về thăm một lần, không phải cứ gửi tiền cho vợ nuôi con là mình đã hoàn thành bổn phận!
Anh lúc nào cũng nói thương con nhưng tại sao anh lại muốn nó phải ra chốn pháp đình khi còn đỏ hỏn như thế? Anh nói thương con sao lại muốn nó rời bỏ Tổ quốc, quê hương? Anh nói thương con sao lại muốn nó phải chịu cảnh cha mẹ chia lìa, xa những người ruột thịt? Tôi nghĩ, anh thương con thì nên cố gắng hơn nữa để hoàn thành bổn phận làm cha của mình và phải cố gắng khuyên răn vợ mình (nếu chị ấy thực sự không tốt như anh nói).
Tôi cũng không đồng ý với anh, hoàn cảnh ở Mỹ chắc chắn sẽ tốt hơn ở Việt Nam và tốt hơn khi con anh sống ở đó. Đành rằng Mỹ là một quốc gia phát triển,đặc biệt là về kinh tế. Nhưng ở Việt Nam, Tổ quốc thiêng liêng, đất mẹ của chúng ta cũng không có gì là không tốt cả. Chúng ta có một truyền thống anh hùng, ai học lịch sử của chúng ta đều tự hào về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân tộc. Trong lịch sử Việt Nam, không có những trang sử dân tộc Việt Nam đi xâm lược,nô dịch một dân tộc khác như lịch sử Mỹ Và tôi tin con anh khi lớn lên cũng tự hào về điều này. Việt Nam tuy còn nghèo nhưng không phải là không tốt. Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang đổi thay từng ngày và phấn đấu vì một tương lai tốt đẹp. Vấn đề này liên quan đến nhiều mặt nên tôi không nói nhiều.
Và tôi cũng không đồng ý với anh rằng "buồn cho xã hội VN thoái hóa đạo đức đến làm sao!". Đó hoàn toàn là một nhận định cảm tính và quy chụp. Cho dù vợ anh có thật sự không tốt như anh đã nói thì đó cũng không là cở sở để anh nhận định như vậy! Anh đã có cái nhìn quá phiến diện rồi. Không nói nhiều chắc anh cũng hiểu.
Trên đây là một vài chia sẻ cũng như tâm sự cùng anh.Nếu có gì không phải anh cũng bỏ qua cho.