PDA

View Full Version : Bệnh bụi phổi là gì?


boxit185
09-03-2016, 03:38 PM
Theo một thống kê, tại các khu công nghiệp số công nhân mắc bệnh về phổi đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt nhất là bệnh bụi phổi-silic hay bệnh bụi phổi bông là phổ biến nhất. Vậy bệnh bụi phổi là gì? Có phòng ngừa được không? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chi tiết về bệnh phổi http://caothaoduoc.com/benh-phoi

Những ngành nghề có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi
http://chuabenhphoi.com/wp-content/uploads/2016/01/benh-bui-phoi-la-gi1-300x204.jpg
Công nhân làm việc trong môi trường độc hại dễ mắc bệnh bụi phổi

Phó Giáo sư – Bác sỹ Đỗ Văn Dũng, Phó hiệu trưởng của Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết, những công nhân thường xuyên tiếp xúc với vật liệu có tính phân tán thành những hạt nhỏ thì có khả năng mắc bệnh bụi phổi. Bụi phổi –silic là một dạng bệnh phổi phổ biến với các ngành khai thác đá, liên quan tới cắt, mài, chế tạo vật liệu xây dựng,… Những người làm việc nơi có bụi amiăng cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh bụi phổi.

Ngoài ra, bệnh bụi phổi bông thường liên quan tới ngành nghề may mặc khi công nhân thường xuyên tiếp xúc với vải, sợi.

Triệu chứng của bệnh bụi phổi

Dấu hiệu triệu chứng điển hình của bệnh bụi phổi là gì? Nói chung thường là ho, khạc đờm hoặc ho có đờm đen hoặc ho ra máu vào buổi sáng, khó thở, đau tức ngực, bị xoắn phế quản hoặc viêm tắc nghẽn tiểu phế quản tận,…

Ngoài ra, khi chụp X-Quang phổi và chụp phổi cắt lớp vi tính thấy hình ảnh trắng với nốt kích thước 1-10mm phân bố theo các nhánh phế quản, phân tùy sau phổi phải.
Vậy bệnh bụi phổi là gì?
http://chuabenhphoi.com/wp-content/uploads/2016/01/benh-bui-phoi-la-gi2-300x199.jpg
Bệnh bụi phổi là gì?

Bệnh bụi phổi là do bụi tích lũy trong phổi trong quá trình người bệnh hít thở bụi bẩn vào cơ thể thường xuyên. Nếu bụi có kích thước lớn sẽ bị bắt giữ ở các đường thở và có thể đào thải ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bụi có kích thước nhỏ sẽ tiến sâu vào phế nang (còn gọi là ống túi thở) việc đào thải sẽ chậm hơn. Lâu ngày sẽ gây nên bệnh bụi phổi.

Bệnh bụi phổi có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản phổi. Những biến chứng này có thể tăng lên nếu thời gian tiếp xúc với nồng độ bụi càng cao, tỷ lệ dioxid Silic tự do trong không khí càng nhiều.

Các cách phòng ngừa bệnh bụi phổi là gì?

Hiện nay, bệnh bụi phổi chưa có cách nào chữa khỏi được dứt điểm do hiện tượng xơ hóa phổi hình thành trong quá trình gây bệnh. Vì thế, việc phòng tránh chính là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa bụi phổi và những biến chứng nguy hại của nó. Để làm tốt việc này, rất cần tới:
Tránh nhiệm của các cơ quan, xí nghiệp thay đổi quy trình hoặc cách lý với các nhân tố gây ô nhiễm. Người lao động cần có sự hiểu biết trong việc bảo hộ cá nhân khi làm việc trong môi trường độc hại, đi khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có hướng giải pháp khắc phục nhanh nhất.