PDA

View Full Version : Trị hăm da cho các bé yêu của bạn như thế nào (p2)


ntko8003
03-11-2015, 10:38 PM
Chữa hăm cho trẻ

- Vệ sinh: Nguyên nhân chính khiến bé bị hăm tã là do bố mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Vì vậy, khi bé bị hăm, bố mẹ nên chú ý:

Hạn chế dùng bỉm tối đa. Khi dùng tã, bố mẹ cần chọn loại tã lót có mặt đáy thoáng mát, dạng vải, hút ẩm tốt. Cần thay tã cho trẻ ngay sau khi bé tè hoặc đi ngoài.

Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay tã. Bố mẹ có thể dùng bông gòn hoặc khăn mềm để lau khô mông và vùng kín cho bé. Tuyệt đối không chà xát gây tổn thương da bé.

Phòng ngủ, giường của bé phải giữ sạch sẽ, thoáng mát, tránh để bệnh của bé phát triển thêm.


http://www.cuasotinhyeu.vn/sites/default/files/styles/large/public/1319536388-chua-ham-ta.jpg?itok=tm509nIX

Khi tắm, bố mẹ có thể dùng lá chè xanh hoặc lá vối non, lá trầu đun sôi, để nguội, sau đó lấy nước này để rửa vùng da bị hăm của trẻ. Hay lấy một nắm lá khế rửa sạch, để khô, giã nát, pha thêm ít muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi lấy nước chấm vào chỗ da bị hăm. Hoặc mẹ lấy búp ổi hay lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa cho bé.

- Thuốc:

Thuốc tím: Pha gói nhỏ với 2 lít nước sạch để rửa vùng hăm da, thấm khô cho bé.

Xanh methylen, Betadine: Sau khi tắm rửa và lau khô, bạn lấy tăm chấm thuốc bôi vào vùng da bị hăm của bé

Thuốc mỡ Bepanthen (Dexphanthenol): Sau khi rửa sạch và lau khô, bạn bôi một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm của trẻ. Bôi 2 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu:




Hăm da xảy ra với bé 6 tuần tuổi. Hăm da vẫn tiếp diễn sau 1 tuần thực hiện biện pháp trên. Bé bị hăm kèm theo sốt. Da hăm sưng tấy, có mụn mủ hoặc vết loét. Da hăm ở vùng khác ngoài vùng mông.

Dùng tã lót thường xuyên là nguyên nhân chính làm bé bị hăm da. Vì vậy, bố mẹ cần lưu ý sử dụng tã đúng cách và vệ sinh sạch sẽ cho bé. Khi dấu hiệu hăm da của trẻ nặng hơn, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để có biện pháp chữa trị kịp thời.