PDA

View Full Version : Hăm tã ở trẻ – Nên phòng bệnh hơn chữa bệnh


realsteal_13579
08-09-2015, 08:23 PM
Vì vậy, cha mẹ lúc nào cũng mong muốn làm mọi cách để làn da của con luôn được thoải mái và an toàn khỏi các chứng bệnh, trong đó không thể không kể đến chứng hăm tã.



Hăm tã không chỉ đến từ … chiếc tã

Da trẻ nhỏ mỏng gấp 5 lần da người lớn, chính vì vậy, khả năng chống chọi lại với sự xâm nhập của vi khuẩn và chất độc hại từ môi trường rất kém. Ngoài lý do chất liệu tã thô ráp, kích cỡ tã không vừa vặn, quấn tã quá chặt tạy, đóng tã lúc da bé còn ẩm thì việc không thay tã thường xuyên cũng là một lưu ý quan trọng mà bố mẹ cần tránh khi sử dụng tã giấy, vì lúc đó, các enzyme trong chất thải của bé thấm trong tã sẽ có cơ hội tiếp xúc với da bé lâu hơn làm tổn thương da và dẫn đến chứng hăm tã. Mặt khác, với tâm lí mong muốn làn da của con yêu luôn được thơm tho, khô ráo, rất nhiều cha mẹ đã dùng đến phấn rôm mà không biết rằng, sự thực, nhưng hạt phấn nhỏ li ti lại chính là tác nhân gây bít lỗ chân lông của bé, tạo điều kiện cho hăm tã trở nên nghiêm trọng hơn. Đến khi con yêu bị hăm tã, da sưng tấy khiến con vô cùng đau rát, cha mẹ mới tìm đến các loại thuốc bôi để trị hăm tã, trong khi, các loại thuốc bôi còn có công dụng chống hăm hằng ngày rất hiệu quả cho làn da của con.

Phòng ngừa thì vẫn hơn …

Chị Trang (Quận Bình Thạnh) chia sẻ kinh nghiệm của mình: “Bé Na nhà mình từng bị hăm tã lúc 6 tháng tuổi. Ngày ấy, mình không hề nhận ra một biểu hiện nào cho đến khi phát hiện những nốt mẫn đỏ đang lan rộng trên da con yêu. Mặc dù hăm tã đã bị chặn đứng ngay sau khi mình tìm ra được phương pháp điều trị đúng cách, nhưng nghĩ cứ đến cảnh bé Na đau rát, khóc thét khi đi tiêu tiểu thì mình không khỏi quặn lòng. Mình muốn nhắn nhủ các mẹ khác rằng, việc chữa trị hăm tã không khó, nhưng nên chủ động phòng chống để hăm tã không đe doạ đến làn da của con yêu mới chính là giải pháp tốt nhất!”. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ I, Bệnh viện Nhi đồng II cho biết thêm: “Hăm tã ở trẻ thường diễn tiến qua 5 cấp độ, với những biểu hiệu ban đầu khiến ba mẹ khó nhận biết vì da chỉ căng nhẹ và ửng đỏ. Đến khi được phát hiện, hăm tã thường đã ở cấp độ 3, trở nặng hơn nữa thì da bong tróc, nổi bọng nước và có thể ảnh hưởng đến vùng sinh dục của bé. Tốt nhất là cha mẹ nên có thói quen phòng ngừa hăm tã cho bé ngay từ đầu để giúp bé tránh xa chứng hăm tã.”