PDA

View Full Version : Các cấp độ và cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh (P2)


everydaynews_79
02-09-2015, 08:03 PM
Làm gì khi bé bị hăm?

Khi bé bị hăm, mẹ rất dễ nhận ra khi thấy vùng da mặc tã (mông, đùi, bẹn, cơ quan sinh dục) bị đỏ, hơi sưng nề, bé khó chịu, hay quấy khóc, ngay cả khi mẹ thay tã. Mỗi lần mẹ đụng chạm vào vùng da bị đỏ, bé càng khóc nhiều hơn.Bé sợ đi vệ sinh, sợ mẹ vệ sinh cho bé, sợ cả mặc quần và bỉm.

Trừ phi vùng da hăm tã xuất hiện dấu hiệu có mủ hay rỉ nước (cấp độ 4-5) cần phải được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, thì những dấu hiệu hăm tã bình thường mẹ đều có thể chữa trị cho con tại nhà.

Để giúp bé mau khỏi, trước hết mẹ phải cố gắng giữ cho da bé sạch và khô bằng cách dùng nước ấm rửa sạch vùng mông, bẹn bé. Mẹ dùng khăn xô nhúng nước ấm vắt cho nước chảy nhè nhẹ lên vùng da nhạy cảm của con, chấm chấm nhẹ và lau khô vùng da nhạy cảm. Mẹ nên nhớ, khi lau thì cũng chỉ cấm nhẹ khăn, đừng miết khăn lên da con sẽ khiến bé đau.
http://mecon.vn/wp-content/uploads/2015/08/tre-bi-ham-ta-79502351.jpg (http://mecon.vn/wp-content/uploads/2015/08/tre-bi-ham-ta-79502351.jpg)
Bỉm sẽ giúp con ngủ ngoan, không tỉnh giấc giữa chừng, không làm ướt quần áo con và giường chiếu (Ảnh: Internet)

Khi con bị hăm, mẹ nên ngưng cho con dùng tã. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy, hoặc lúc bé ngủ, mẹ có thể dùng tã nhưng trước khi mặc tã phải để da con khô ráo hoàn toàn. Nếu không, mẹ hãy ngưng cho con sử dụng bỉm khoảng 1-2 ngày cho đến khi con khỏi hẳn.

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại kem trị hăm chuyên dụng, ví dụ: Bepanthen, Destiny, Bubchen, Mustela… Mẹ có thể mua ở các tiệm thuốc tây. Thuốc được sử dụng để bôi lên vùng da nhạy cảm của con sau khi mẹ rửa và lau khô cho con.